33 tổ chức tôn giáo ký kết bảo vệ môi trường tại TP.HCM

VOV.VN - Chiều 29/12, tại TP.HCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM phối hợp Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố và đại diện 33 tổ chức tôn giáo trên địa bàn đã ký kết thực hiện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026.

Theo kế hoạch này, TP.HCM phấn đấu đến hết năm 2026 có 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn được tiếp cận thông tin, tích cực hưởng ứng, tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và hình thành thói quen bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày của các tổ chức tôn giáo và tín đồ, đồng bào có đạo.

Hòa thượng Thích Thiện Quý - Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố cho biết, thông qua việc ký kết lần này sẽ tiếp tục tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, thực hiện kỷ cương đối với các tăng ni cũng như các cơ sở tự viện trong công tác bảo vệ môi trường.

“Nếu làm sai những quy định thì sẽ có biện pháp xử lý, đồng thời tuyên dương những cơ sở tự viện cũng như các cá nhân tăng ni, đồng bào có đạo thực hiện tốt. Đối với Phật giáo thành phố thì sẽ biểu dương, khích lệ để từ đó tăng lên ý thức được việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sự sống xanh, sạch, đẹp. Đó là trách nhiệm của chính mình” - Hòa thượng Thích Thiện Quý cho biết.

Tại TP.HCM, hiện có rất nhiều mô hình của các tổ chức tôn giáo lan tỏa rộng khắp, như “nói không với chất thải nhựa sử dụng một lần”, trồng cây xanh trong khuôn viên của các tự viện, trồng cây xanh nhỏ ở góc làm việc, góc học tập, nơi sinh hoạt của các tín đồ.

Một số tôn giáo còn tổ chức khám chữa bệnh bằng cây thuốc nam, biến những bãi rác thành vườn thuốc nam hoặc nơi tập luyện thể thao; vận động các tín đồ mỗi tuần dành 15 phút để vệ sinh môi trường khu phố; tận dụng chai, hũ nhựa làm vật dụng trồng cây, thu gom chất thải nhựa tái chế để gây quỹ chăm lo cho người nghèo.

Theo bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, việc phát huy vai trò của các tôn giáo cùng tham gia bảo vệ môi trường được đẩy mạnh sẽ góp phần tạo nên chất lượng sống tốt hơn ở các khu dân cư.

Bà Phan Kiều Thanh Hương cho biết: “Chúng tôi mong muốn là Mặt trận Tổ quốc các cấp phát động toàn dân, để mỗi khu phố, ấp trở thành những khu phố sạch, đẹp và cũng mong muốn nâng cao được vai trò của các tôn giáo trong quá trình định hướng tín đồ, để trở thành thói quen, tạo thành ý thức hằng ngày của các tín đồ, chung sức trong quá trình xây dựng TP.HCM ngày càng xanh, sạch, đẹp”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị tỉnh Ninh Bình chỉ đạo kiểm tra, khắc phục tồn tại về tài nguyên - môi trường
Đề nghị tỉnh Ninh Bình chỉ đạo kiểm tra, khắc phục tồn tại về tài nguyên - môi trường

VOV.VN - Qua kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện một số tồn tại, sai sót ở tỉnh Ninh Bình.

Đề nghị tỉnh Ninh Bình chỉ đạo kiểm tra, khắc phục tồn tại về tài nguyên - môi trường

Đề nghị tỉnh Ninh Bình chỉ đạo kiểm tra, khắc phục tồn tại về tài nguyên - môi trường

VOV.VN - Qua kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện một số tồn tại, sai sót ở tỉnh Ninh Bình.

Phối hợp xử lý gần 3.400 thông tin, vụ việc người dân phản ánh về ô nhiễm môi trường
Phối hợp xử lý gần 3.400 thông tin, vụ việc người dân phản ánh về ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Để tiếp tục phát huy vai trò của người dân và cộng đồng về bảo vệ môi trường, trong thời gian quan cơ quan quản lý đã phối hợp xử lý gần 3.400 thông tin, vụ việc do người dân phản ánh về ô nhiễm môi trường ở các địa phương.

Phối hợp xử lý gần 3.400 thông tin, vụ việc người dân phản ánh về ô nhiễm môi trường

Phối hợp xử lý gần 3.400 thông tin, vụ việc người dân phản ánh về ô nhiễm môi trường

VOV.VN - Để tiếp tục phát huy vai trò của người dân và cộng đồng về bảo vệ môi trường, trong thời gian quan cơ quan quản lý đã phối hợp xử lý gần 3.400 thông tin, vụ việc do người dân phản ánh về ô nhiễm môi trường ở các địa phương.