7000 người bị ảnh hưởng bởi dự án sân bay Long Thành chưa có ai xin học nghề

VOV.VN - Ngành chức năng tỉnh Đồng Nai ước lượng khoảng 7.000 người bị ảnh hưởng bởi dự án sân bay Long Thành nhưng đến nay chưa có người lao động nộp hồ sơ hỗ trợ học nghề.

Sáng 6/9, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai có cuộc giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục việc làm, quản lý lao động và quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2020 – 2023.

Tính toán số lượng chưa chuẩn xác

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến hết tháng 3/2024, toàn tỉnh có 57 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 10 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp và 20 trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh, hiện dự án sân bay Long Thành đang được triển khai. Tỉnh có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện đề án hỗ trợ vào 2016, ngành chức năng chỉ tiên lượng số hộ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân bởi thời điểm đó chưa bắt đầu thực hiện dự án sân bay Long Thành, chưa thực hiện giải tỏa nên con số ước lượng là 7.000 người bị ảnh hưởng nhưng đến thời điểm hiện tại chưa có người lao động nộp hồ sơ hỗ trợ học nghề.

"Đây là tính toán không chuẩn xác, không điều tra xã hội. Theo báo cáo có khoảng 5.000 hộ cần tái định cư nhưng chỉ có 1.600 hộ là đang ở thôi. Đến khi phát phiếu điều tra nhu cầu học nghề thì thu về chưa được 1.000 phiếu mà toàn là không có nhu cầu học nghề", bà Hiền cho biết.

Tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm cao

Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, ông Phạm Long Sơn – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết: Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ bảo hiểm chiếm tỷ trọng cao nhất (50,3%), kế đến là khối doanh nghiệp FDI (29,7%).

Tổng số nợ bảo hiểm xã hội phát sinh tại Đồng Nai tuy thấp hơn mức bình quân chung của cả nước và các địa phương lân cận nhưng số nợ cục bộ còn cao và thời gian nợ kéo dài. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn (tỷ trọng nợ từ 12 tháng trở lên là trên 300 tỷ đồng, chiếm gần 40%).

Ông Sơn cho biết có ra quyết định xử phạt hành chính, tuy nhiên thời gian qua chưa xử lý được hành vi trốn đóng. Nguyên nhân là hiện trong quy định chưa phân định rõ đâu là chậm, đâu là trốn đóng.

"Việc trốn đóng liên quan đến xử lý hình sự, nhưng khó khăn trong áp dụng. Trong thời gian tới, việc xử lý các hành vi chậm đóng, trốn đóng chắc chắn sẽ thực hiện tốt vì Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã quy định rõ", ông Sơn khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều cơ hội và ưu đãi nhưng lao động tự do vẫn chưa mặn mà với học nghề
Nhiều cơ hội và ưu đãi nhưng lao động tự do vẫn chưa mặn mà với học nghề

VOV.VN - Dù miễn phí đào tạo, có nhiều cơ hội việc làm, nhưng đa số người lao động tự do, lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc đào tạo nghề. Chuyên gia cho rằng, tâm lý của người lao động là muốn tìm việc làm ngay để có thêm thu nhập thay vì học thêm một nghề mới, ngoài ra các chính sách về học nghề vẫn chưa thực sự thu hút, đủ sức hấp dẫn.

Nhiều cơ hội và ưu đãi nhưng lao động tự do vẫn chưa mặn mà với học nghề

Nhiều cơ hội và ưu đãi nhưng lao động tự do vẫn chưa mặn mà với học nghề

VOV.VN - Dù miễn phí đào tạo, có nhiều cơ hội việc làm, nhưng đa số người lao động tự do, lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc đào tạo nghề. Chuyên gia cho rằng, tâm lý của người lao động là muốn tìm việc làm ngay để có thêm thu nhập thay vì học thêm một nghề mới, ngoài ra các chính sách về học nghề vẫn chưa thực sự thu hút, đủ sức hấp dẫn.

Bài học nào cho đổi mới quản lý Nhà nước về dạy nghề?
Bài học nào cho đổi mới quản lý Nhà nước về dạy nghề?

VOV.VN - Phải chăng bài học đầu tiên là bài học về buông lỏng quản lý Nhà nước do thiếu một cơ chế kiểm soát và giám sát hữu hiệu việc xây dựng và thực thi chính sách dạy nghề?

Bài học nào cho đổi mới quản lý Nhà nước về dạy nghề?

Bài học nào cho đổi mới quản lý Nhà nước về dạy nghề?

VOV.VN - Phải chăng bài học đầu tiên là bài học về buông lỏng quản lý Nhà nước do thiếu một cơ chế kiểm soát và giám sát hữu hiệu việc xây dựng và thực thi chính sách dạy nghề?