Bác sĩ về hưu xung phong đi chống dịch

VOV.VN - Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gần 100 y, bác sĩ nghỉ hưu tại thành phố Đà Nẵng viết đơn đăng ký, tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Các y, bác sĩ mong muốn cùng góp sức giảm tải đối với lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch, giúp thành phố nhanh chóng vượt qua đại dịch.

Dịch bệnh Covid-19 ở thành phố Đà Nẵng vẫn đang diễn biến phức tạp. Mỗi ngày, thành phố này ghi nhận từ 50-70 ca mắc mới. Trong đó, ca mắc ngoài cộng đồng không có dấu hiệu giảm. Nhiều tháng nay, lực lượng y tế tuyến đầu chịu áp lực rất lớn trong công việc hàng ngày. Thấu hiểu những khó khăn ấy, bác sĩ Phạm Thị Ánh Hồng, 56 tuổi, Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Trung tâm Cấp cứu 115 thành phố Đà Nẵng đã tình nguyện đăng ký “chia lửa” cùng đồng nghiệp.

Trước đây, bác sĩ Hồng đã từng lênh đênh trên tàu cứu nạn cấp cứu những ngư dân giữa sóng to gió lớn trên vùng biển Hoàng Sa, TP Đà Nẵng. Rồi trong đợt dịch cuối tháng 7/2020, khi đang là Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, bác sĩ Hồng đã trực tiếp điều hành đội xe cấp cứu chở hàng trăm bệnh nhân đến nơi điều trị. Bác sĩ Hồng cho biết, với kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề, chỉ mong muốn được tiếp tục dùng kiến thức của mình để cứu người. 

“Khi được mặc lại bộ đồ bác sĩ này tôi rất phấn chấn. Khi mình được đặt chân bước vào trận chiến này, được khoác áo blue giống như được cầm súng trở lại thì mong chờ ngày được bước chân vào bệnh viện dã chiến. Coi đây là nhiệm vụ để mình tiếp sức cho trận chiến chống dịch cho đến khi dập được dịch mới thôi”- BS Hồng chia sẻ. 

Gần 70 tuổi nhưng bác sĩ Hồ Thị Sáu, Nguyên Trạm trưởng Trạm Y tế phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà vẫn đăng ký tham gia hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của thành phố Đà Nẵng. Bác sĩ Hồ Thị Sáu chia sẻ, khi thấy số ca mắc tại TP.HCM và Đà Nẵng mỗi ngày một tăng, bà mong muốn được hỗ trợ ngành y tế. Là một trong những người cao tuổi nhất của đội ngũ tình nguyện nên gia đình, người thân rất lo lắng cho bác sĩ Sáu. Thế nhưng, bác sĩ Sáu cho rằng, công việc bây giờ là cố gắng, nhanh chóng tập huấn, phối hợp tốt với mọi người để làm việc có hiệu quả. Bác sĩ Hồ Thị Sáu tâm sự, dù được bố trí vào khâu nào của công tác tiêm chủng cũng cố gắng làm hoàn thành nhiệm vụ.

“Tôi ra trường từ năm 1984 và bắt đầu đi làm tới giờ mà chưa bao giờ thấy công việc nào áp lực cho đội ngũ y, bác sĩ như bây giờ, thấy xót xa lắm! Cho nên, tôi muốn làm gì cũng được, chạy vòng ngoài cũng được, đi làm hỗ trợ cho y tế, được tý nào hay tý ấy”- BS Hồ Thị Sáu cho biết. 

Trong số gần 100 tình nguyện viên tham gia chống dịch tại Đà Nẵng đợt này, đa số là các y bác sĩ đã về hưu của các chuyên ngành bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, xét nghiệm, phụ sản, điều dưỡng, y sĩ và dược sĩ. Người về hưu gần đây nhất là 6 tháng, người về lâu nhất cũng mười mấy năm. Tất cả các tình nguyện viên y, bác sĩ đều giàu nhiệt huyết, có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn giỏi và sẵn lòng chung tay phòng chống dịch bệnh. Hiện nay, những người này được tập huấn về công tác tiêm chủng, hỗ trợ tiêm vaccine trên địa bàn thành phố vào cuối tháng 8. Họ cũng sẽ được tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trước khi thực hiện nhiệm vụ. Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết, sự chung tay của đội ngũ y, bác sĩ về hưu sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19. 

“Việc này cũng nằm trong kế hoạch của chiến lược tiêm chủng của thành phố là toàn thành phố. Nếu có vaccine đầy đủ về mà cần tốc độ thì thành phố có thể tiêm 1 ngày 20.000 liều. Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu ngành y tế xem xét, nâng cao hơn tốc độ với 20.000 liều trong 1 ngày”- bà Ngô Thị Kim Yến cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Muôn vẻ chống dịch: Người dân U Minh lấy nilon làm tấm chắn giọt bắn
Muôn vẻ chống dịch: Người dân U Minh lấy nilon làm tấm chắn giọt bắn

VOV.VN - Ngoài việc thực hiện tốt biện pháp 5K của Bộ Y tế, các tiểu thương tại chợ thị trấn U Minh (huyện U Minh, Cà Mau) có sáng kiến khá đơn giản, là làm thêm tấm chắn giọt bắn bằng tấm nilon trong suốt trước quầy, cửa hàng kinh doanh.

Muôn vẻ chống dịch: Người dân U Minh lấy nilon làm tấm chắn giọt bắn

Muôn vẻ chống dịch: Người dân U Minh lấy nilon làm tấm chắn giọt bắn

VOV.VN - Ngoài việc thực hiện tốt biện pháp 5K của Bộ Y tế, các tiểu thương tại chợ thị trấn U Minh (huyện U Minh, Cà Mau) có sáng kiến khá đơn giản, là làm thêm tấm chắn giọt bắn bằng tấm nilon trong suốt trước quầy, cửa hàng kinh doanh.

Bình Thuận chủ động thực hiện “4 tại chỗ” để phòng, chống dịch Covid-19
Bình Thuận chủ động thực hiện “4 tại chỗ” để phòng, chống dịch Covid-19

VOV.VN - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận cho biết, đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, toàn Đảng bộ thực hiện quyết liệt các biện pháp theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Bình Thuận chủ động thực hiện “4 tại chỗ” để phòng, chống dịch Covid-19

Bình Thuận chủ động thực hiện “4 tại chỗ” để phòng, chống dịch Covid-19

VOV.VN - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận cho biết, đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, toàn Đảng bộ thực hiện quyết liệt các biện pháp theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Y, bác sĩ Bệnh viện C Đà Nẵng xuất quân hỗ trợ TP.HCM chống dịch
Y, bác sĩ Bệnh viện C Đà Nẵng xuất quân hỗ trợ TP.HCM chống dịch

VOV.VN - Sáng 12/8, Bệnh viện C Đà Nẵng (Bộ Y tế) tổ chức lễ xuất quân, tiễn Đoàn y, bác sĩ lên đường chi viện cho TP.HCM chống dịch Covid-19.

Y, bác sĩ Bệnh viện C Đà Nẵng xuất quân hỗ trợ TP.HCM chống dịch

Y, bác sĩ Bệnh viện C Đà Nẵng xuất quân hỗ trợ TP.HCM chống dịch

VOV.VN - Sáng 12/8, Bệnh viện C Đà Nẵng (Bộ Y tế) tổ chức lễ xuất quân, tiễn Đoàn y, bác sĩ lên đường chi viện cho TP.HCM chống dịch Covid-19.