Cùng đồng bào xây “cột mốc sống” nơi biên ải:

Bài 3: Để biên giới, lòng dân thêm vững chắc

VOV.VN - Để xây dựng “thế trận lòng dân” nơi biên cương vững chắc hơn nữa, cần xây dựng, điều chỉnh một số chủ trương, chính sách cho phù hợp.

Xác định khu vực biên giới là vùng “phên dậu” có vị trí chiến lược quan trọng. “Phên dậu” có vững thì đất nước mới ổn định, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách; đồng thời, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để xây dựng “thế trận lòng dân” nơi đây vững chắc hơn nữa, cần xây dựng, điều chỉnh một số chủ trương, chính sách cho phù hợp. Đề án đưa bộ đội biên phòng về tăng cường xã tại tỉnh Sơn La cũng đang được đề xuất nhiều hướng mới, nhằm góp phần củng cố hệ thống chính trị khu vực biên cương vững chắc hơn.

Bộ đội Biên phòng tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ đường biên, cột mốc.

Hiện thực hóa chủ trương tăng cường bộ đội biên phòng về làm Phó bí thư Đảng ủy xã của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và cấp ủy, chính quyền các địa phương có đường biên giới trong cả nước, năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Thông báo Kết luận số 233 về Đề án “Bố trí chức danh cán bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La tăng cường các xã biên giới”; giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp Đảng ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh ban hành Kế hoạch, Quyết định triển khai thực hiện Đề án.

Đại tá Cà Văn Lập, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cho biết, sau thời gian thí điểm thực hiện Đề án, đến nay, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp với huyện ủy 6 huyện biên giới của tỉnh lựa chọn cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực bố trí giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy tại 17/17 xã biên giới. Mặc dù còn không ít khó khăn, bỡ ngỡ, nhưng đội ngũ cán bộ Biên phòng tăng cường đã phát huy tốt vai trò, thường xuyên bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu và trực tiếp tham gia cùng cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng địa bàn vững mạnh, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực ở địa bàn khu vực biên giới.

Chỉ tính riêng lĩnh vực xây dựng Đảng, hơn 3 năm qua, cán bộ bộ đội biên phòng tăng cường cho các xã đã tham mưu cho cấp ủy các xã làm thủ tục đề nghị, xét kết nạp cho 360 đảng viên, tăng hơn 70% so với năm thứ nhất triển khai Đề án; giới thiệu quần chúng ưu tú tạo nguồn phát triển Đảng gần 660 người; tham mưu thành lập mới, chia tách 8 chi bộ… Những kết quả này cho thấy việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án trong những năm tiếp theo là hết sức cần thiết, song cần có những thay đổi cho phù hợp.

Căn cứ vào quá trình đi khảo sát thực tế ở cơ ở, cũng như đề xuất ở cơ sở, chúng tôi sẽ kiến nghị với tỉnh là tiếp tục triển khai đề án bố trí chức danh bộ đội biên phòng cho các xã biên giới và xem xét, bố trí các đồng chí cán bộ tăng cường xã là cán bộ chỉ định của trên tăng thêm cho địa phương, không là chức danh bầu cử tại đại hội mà là chức danh chỉ định, tức là cán bộ cấp ủy tăng thêm thôi, chứ không tham gia biên chế của địa phương, không ảnh hưởng đến biên chế đó. Bên cạnh đó là nhân rộng hơn nữa đề án này bằng việc đề xuất với tỉnh nghiên cứu, cơ cấu các Đồn trưởng, Chính trị viên các Đồn biên phòng tham gia cấp ủy huyện ở các huyện biên giới”, Đại tá Lập cho biết.

Ông Lê Hồng Long,  Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Sơn La đánh giá: Chủ trương bố trí chức danh biên phòng về làm phó bí thư xã là trúng, đúng.

Khẳng định việc tăng cường cán bộ Biên phòng cho các xã biên giới là chủ trương đúng, phù hợp với tính chất đặc thù của các xã biên giới, ông Lê Hồng Long, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sơn La cũng ghi nhận, bộ đội biên phòng về xã đã kịp thời giúp giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, xây dựng địa phương biên giới vững mạnh toàn diện. Có cán bộ biên phòng tăng cường, hệ thống chính trị ở các xã biên giới được củng cố, kiện toàn một bước, chất lượng hoạt động được nâng lên.

Năm 2018, kết quả xếp loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên của 17 xã biên giới cho thấy: trong tổng số 389 Chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã được xếp loại, có trên 20% “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, gần 70% “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Về đảng viên, trong số gần 4.400 đảng viên được đánh giá thì có gần 85% đạt mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên…

“Việc bố trí chức danh cán bộ bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường xuống các xã biên giới giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã là việc làm hết sức cần thiết, để hỗ trợ cho các xã, các bản ở khu vực biên giới. Định hướng chủ trương trong thời gian tới thì quan điểm của tôi vẫn phải tiếp tục tăng cường cán bộ bộ đội biên phòng cho các xã biên giới; chú trọng các xã biên giới còn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất an ninh trật tự và những địa bàn các xã đặc biệt khó khăn”, ông Long nói.

Tỉnh Sơn La có 274km đường biên giới, trải dài trên địa bàn 6 huyện, 17 xã, với 309 bản. Bằng tình yêu và trách nhiệm, lòng tự tôn dân tộc, cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân các xã, bản khu vực biên giới đã luôn chung sức, đồng lòng, tự nguyện sát cánh cùng lực lượng biên phòng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.

Ông Lò Hải Yên, Chủ tịch UBND xã Lóng Sập - 1 trong 17 xã biên giới của tỉnh Sơn La cho biết, để huy động được sức mạnh tổng lực, xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững chắc hơn nữa, có một số chính sách cần điều chỉnh cho phù hợp.

“Nguồn hỗ trợ cho các xã biên giới không nên đồng loạt. Xã ít đường biên hay nhiều đường biên cũng chỉ 250 triệu/năm như nhau là không nên. Rất mong kinh phí của trên cấp hỗ trợ cho các xã biên giới phải theo km đường biên giới và cột mốc. Còn thực tế ngay địa bàn huyện Mộc Châu hiện nay có 3 xã biên giới là Chiềng Sơn, Lóng Sập, Chiềng Khừa thì xã Chiềng Sơn, Chiềng Khừa có vài km đường biên thôi, nhưng kinh phí được hỗ trợ cũng như Lóng Sập có hơn 20 km đường biên. Tất nhiên không phải vì việc đó mà chúng tôi không thực hiện tốt công tác bảo vệ đường biên, mốc giới. Trái lại, công tác này thường xuyên được cấp ủy, chính quyền xã chúng tôi quan tâm và chú trọng”, ông Yên nêu ý kiến.

Bình yên biên giới Lóng Sập.

Miền biên ải điệp trùng gió núi, những người lính mang quân hàm xanh  không kể mưa nắng dãi dầu, luôn kề vai sát cánh, cùng người dân biên giới đồng lòng phát triển kinh tế, xóa đói nghèo và giữ vững biên cương.

Ý Đảng chắp cánh, ý chí, niềm tin, trách nhiệm được nâng bước, nền biên phòng toàn dân càng được xây dựng vững mạnh, biên giới vững chắc, cương thổ vẹn toàn./.

Bài 1: Duy trì bữa sáng cho em

VOV.VN - Nhiều năm qua, quân và dân tại khu vực biên giới Sơn La đã sát cánh cùng xây nhau dựng biên giới, bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới.

Bài 2: Những Phó Bí thư mang quân hàm xanh

VOV.VN - Việc đưa cán bộ biên phòng về làm Phó Bí thư Đảng ủy các xã biên giới đã góp phần xây dựng biên giới vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc chiến tháng 2/1979: Quyết bảo vệ từng tấc đất biên cương
Cuộc chiến tháng 2/1979: Quyết bảo vệ từng tấc đất biên cương

VOV.VN - Để bảo vệ từng tấc đất biên cương, đã có biết bao liệt sĩ nằm lại chiến trường, chừng đó gia đình mất đi người cha, người con thân yêu.

Cuộc chiến tháng 2/1979: Quyết bảo vệ từng tấc đất biên cương

Cuộc chiến tháng 2/1979: Quyết bảo vệ từng tấc đất biên cương

VOV.VN - Để bảo vệ từng tấc đất biên cương, đã có biết bao liệt sĩ nằm lại chiến trường, chừng đó gia đình mất đi người cha, người con thân yêu.

Trung thu nơi biên cương của trẻ em vùng lũ Quảng Bình
Trung thu nơi biên cương của trẻ em vùng lũ Quảng Bình

VOV.VN - Đây là món quà đầy ý nghĩa đối với các em học sinh vùng cao Quảng Bình - nơi vừa hứng chịu trận lũ lớn, gây ngập lụt và chia cắt nhiều khu vực.

Trung thu nơi biên cương của trẻ em vùng lũ Quảng Bình

Trung thu nơi biên cương của trẻ em vùng lũ Quảng Bình

VOV.VN - Đây là món quà đầy ý nghĩa đối với các em học sinh vùng cao Quảng Bình - nơi vừa hứng chịu trận lũ lớn, gây ngập lụt và chia cắt nhiều khu vực.

Những cột mốc sống nơi biên cương Tổ quốc
Những cột mốc sống nơi biên cương Tổ quốc

VOV.VN - Nhiều cách làm hay của quân và dân trên toàn tuyến biên cương đã góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia nơi tiền tiêu của Tổ quốc. 

Những cột mốc sống nơi biên cương Tổ quốc

Những cột mốc sống nơi biên cương Tổ quốc

VOV.VN - Nhiều cách làm hay của quân và dân trên toàn tuyến biên cương đã góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia nơi tiền tiêu của Tổ quốc.