Ban Chỉ đạo Trung ương kiểm tra công tác tái thiết sau lũ tại Sơn La

VOV.VN - Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra trên 30 trận rét đậm, rét hại, gió lốc, mưa lũ, sạt lở đất… làm 56 người chết, mất tích và bị thương.

Ngày 21/3, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó Trưởng Ban Chỉ đạọ làm trưởng đoàn đã có buổi thăm, làm việc và kiểm tra công tác tái thiết sau thiên tai tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách TP Sơn La khoảng 40 km. Đây là nơi đứng chân của thủy điện Sơn La – công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.

Những năm gần đây, tình hình thời tiết ở Mường La diễn biến phức tạp. Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra trên 30 trận rét đậm, rét hại, gió lốc, mưa lũ, sạt lở đất… làm 56 người chết, mất tích và bị thương, hơn 9.500 ngôi nhà bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, trận lũ lịch sử xảy ra đêm mùng 2, rạng sáng 3/8/2017 tại Mường La đã làm 15 người chết và mất tích, 15 người khác bị thương, gần 600 nhà dân và 15 điểm trường học bị ảnh hưởng; trong đó có gần 200 nhà ở bị sập đổ hoàn toàn; gần 600ha đất lúa, cây cối và hoa màu, cùng nhiều công trình giao thông, cầu cống, hệ thống điện, nước sinh hoạt bị sập đổ, cuốn trôi…Ước giá trị thiệt hại khoảng 705 tỷ đồng.

Sau khi lũ quét xảy ra, nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Sơn La và huyện Mường La đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai công tác khắc phục; các bộ, ngành Trung ương, các địa phương, các tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm trong cả nước cũng cùng chung tay giúp đỡ.

Nhờ vậy, đến nay, đời sống của đồng bào vùng lũ Nậm Păm đã có sự hồi sinh thần kỳ. Đã có 6 điểm ổn định dân cư cho gần 400 hộ được bố trí; gần 280 héc ta cây ăn quả được hỗ trợ trồng trên đất dốc đã và đang cho năng suất, sản lượng cao. Bên cạnh đó là hỗ trợ sinh kế bằng việc giao cho các hộ chăn nuôi dê, bò, gia cầm… để thoát nghèo.

Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Mường La tại xã Nâm Păm, Phó trưởng Ban chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài đã ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của tỉnh Sơn La, cũng như của cấp ủy, chính quyền huyện Mường La trong việc huy động sự chung tay giúp đỡ để đồng bào vùng lũ Nậm Păm sớm ổn định cuộc sống.

Ngoài đề nghị cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương nâng cao nhận thức, ý thức trong ứng phó với thiên tai, Phó Trưởng Ban Chỉ đạọ TW về phòng chống thiên tai cũng cho biết, hiện nay, Ban chỉ đạo đang nghiên cứu, xem xét, triển khai xây dựng thí điểm công trình đập lũ, bùn đá tại các huyện Mường La (Sơn La) và Mù Cang Chải (Yên Bái), tiến tới nhân rộng ra các địa phương khác trong cả nước.

“Cả 2 khu vực Mường La và Mù Cang Chải chúng tôi đã cùng các chuyên gia của Nhật Bản đến để khảo sát chi tiết, cụ thể, cũng như có các thiết kế bản vẽ, chuẩn bị sẵn sàng cho việc xem xét phối kết hợp với các chuyên gia nước ngoài để xây dựng công trình. Đây là công trình thế giới đã làm lâu rồi, nhưng chúng ta do điểu kiện kinh tế vẫn chưa triển khai được. Hy vọng trong 2 năm 2021, 2022, dự án có thể được thông qua và sẽ sớm được triển khai thi công tại Mường La và Mù Cang Chải để sau này nhân rộng ra trên địa bàn khu vực miền núi”, ông Trần Quang Hoài nói.

Trước đó, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã thăm một số mô hình phát triển kinh tế mà các hộ dân vùng lũ Nậm Păm đang được hỗ trợ triển khai; thăm bản tái định cư Huổi Hốc và tặng quà các hộ dân ở xã Nậm Păm, huyện Mường La bị anh hưởng bởi đợt lũ quét năm 2017./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thừa Thiên Huế phân bổ hàng hóa hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt
Thừa Thiên Huế phân bổ hàng hóa hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt

VOV.VN -Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định xuất cấp 1.000 tấn gạo và 4 tấn lương khô từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế phân bổ hàng hóa hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt

Thừa Thiên Huế phân bổ hàng hóa hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt

VOV.VN -Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định xuất cấp 1.000 tấn gạo và 4 tấn lương khô từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tạm dừng thu phí BOT qua Quảng Trị cho các phương tiện phục vụ cứu trợ lũ lụt
Tạm dừng thu phí BOT qua Quảng Trị cho các phương tiện phục vụ cứu trợ lũ lụt

VOV.VN - Tổng cục đường bộ Việt Nam ra văn bản về việc tạm dừng thu phí đường bộ trên QL.1 để tạo điều kiện cho các phương tiện cứu trợ người dân bị lũ lụt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Tạm dừng thu phí BOT qua Quảng Trị cho các phương tiện phục vụ cứu trợ lũ lụt

Tạm dừng thu phí BOT qua Quảng Trị cho các phương tiện phục vụ cứu trợ lũ lụt

VOV.VN - Tổng cục đường bộ Việt Nam ra văn bản về việc tạm dừng thu phí đường bộ trên QL.1 để tạo điều kiện cho các phương tiện cứu trợ người dân bị lũ lụt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Quảng Bình trích hơn 110 tỷ đồng giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt
Quảng Bình trích hơn 110 tỷ đồng giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt

VOV.VN - Hiện 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy (Quảng Bình) vẫn còn ngập sâu, người dân chưa thể trở về nhà. Tỉnh Quảng Bình đã trích ngân sách hơn 110 tỷ đồng hỗ trợ bà con vùng lũ.

Quảng Bình trích hơn 110 tỷ đồng giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt

Quảng Bình trích hơn 110 tỷ đồng giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt

VOV.VN - Hiện 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy (Quảng Bình) vẫn còn ngập sâu, người dân chưa thể trở về nhà. Tỉnh Quảng Bình đã trích ngân sách hơn 110 tỷ đồng hỗ trợ bà con vùng lũ.