Bất cập từ đề án đổi mới đào tạo của ĐH Sư phạm Hà Nội

VOV.VN -Phương án chia thành 2 giai đoạn và cấp bằng cao đẳng ví như chuyện một người đi chưa tới đích đã dừng lại.

Tại hội thảo diễn ra mới đây, trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố đề án đổi mới mô hình và chương trình đào tạo để lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia. Theo đề án này, nếu sinh viên học đủ tín chỉ và đảm bảo chuẩn chất lượng đối với giáo viên trung học cơ sở thì có thể lựa chọn dừng việc học, lấy bằng cao đẳng. Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được sự đồng tình của lãnh đạo và giáo viên nhiều trường Đại học Sư phạm.

Theo đề án đổi mới mô hình và chương trình đào tạo của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khung chương trình đào tạo sẽ được chia 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 nếu sinh viên đã học đủ tín chỉ, đảm bảo chuẩn chất lượng đối với giáo viên trung học cơ sở thì có thể lựa chọn dừng việc học, lấy bằng cao đẳng. Giai đoạn 2 đào tạo để dạy phân hóa, đạt chuẩn của giáo viên trung học phổ thông, cấp bằng đại học.

(Ảnh minh họa)

Đây cũng chính là điều mà lãnh đạo và giáo viên các trường Đại học Sư phạm không đồng tình. Bởi hiện nay ngành Giáo dục và đào tạo đang hướng đến mục tiêu tất cả giáo viên ở các bậc học phải có trình độ cử nhân. Với khung chương trình này, Đại học Sư phạm Hà Nội đang coi đào tạo giáo viên bậc trung học cơ sở là “trạm dừng” trong đào tạo giáo viên bậc trung học phổ thông. Nghĩa là sinh viên được đào tạo trong giai đoạn một để dạy tích hợp, nếu dừng học sẽ chưa đạt chuẩn trình độ cử nhân.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng khoa Vật lý, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Tại sao lại phải chia 2 giai đoạn, 2 giai đoạn này cần thiết như thế nào cho mục tiêu cuối cùng là trung học phổ thông? Cá nhân tôi phản đối chuyện đào tạo 2 giai đoạn để cấp bằng cao đẳng. Theo cấu trúc chương trình thì việc chia ra 2 giai đoạn để phục vụ cho việc đào tạo cao đẳng, chứ không phải chia 2 giai đoạn để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là để đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Nếu không cấp bằng cao đẳng thì có nhất thiết phải chia thành 2 giai đoạn hay không?”.

Về nội dung của chương trình đào tạo, các chuyên gia giáo dục cho rằng, đào tạo giáo viên dạy trung học cơ sở và trung học phổ thông có yêu cầu khác nhau. Ông Lê Quang Sơn, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cho rằng, dù mô hình đào tạo giáo viên dạy các môn tích hợp hay môn chuyên biệt, cũng phải xây dựng chương trình riêng để đào tạo xuyên suốt chứ không thể đào tạo theo kiểu “cắt khúc”, rồi cho ra “sản phẩm phụ” là giáo viên dạy trung học cơ sở được.

Việc trao cho người học được quyền lựa chọn học tiếp hay dừng lại để nhận bằng cao đẳng cũng sẽ gây tâm lý không tốt đối với sinh viên, là nếu học không được thì dừng lại, xuống dạy trung học cơ sở, dẫn đến chất lượng đào tạo không tốt.

Tiến sỹ Ngô Thị Thu Dung, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, nếu chỉ đào tạo một giai đoạn rồi cấp bằng cao đẳng cho sinh viên thì cũng đồng nghĩa với việc các trường đại học sư phạm cung cấp một “sản phẩm” dang dở cho xã hội.

Tiến sỹ Ngô Thị Thu Dung nói: “Người học liệu họ có đồng ý không? Khi họ đã thi được đại học sư phạm, thì không có lý gì lại đồng ý chỉ học hết giai đoạn 1 rồi ra dạy trung học cơ sở. Đặt mình vào vị trí người học, chúng ta cũng không làm như vậy. Chỉ trừ trường hợp như bị kỷ luật, bị đuổi học, chúng ta nói nếu em xuống cao đẳng thì chúng tôi cấp bằng cho em. Như vậy liệu bậc trung học cơ sở người ta có nhận những giáo viên mà vì một lý do gì đấy không được phép tiếp tục học cử nhân, chỉ có bằng cao đẳng về dạy không? Chắc chắn với tư cách là người sử dụng, các trường họ sẽ không nhận”.

Mục tiêu của đề án đổi mới chương trình đào tạo giáo viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội là đào tạo ra các cử nhân sư phạm có thể giảng dạy được nhiều chương trình giáo dục. Tuy nhiên, phương án chia khung chương trình thành 2 giai đoạn và có thể cấp bằng cao đẳng cho sinh viên mới học hết giai đoạn một được ví như chuyện một người đi chưa tới đích đã dừng lại.

Với cách đào tạo “nửa vời” như vậy, thì mục tiêu đào tạo giáo viên trung học giảng dạy được nhiều chương trình giáo dục như mong muốn của đề án liệu có khả thi?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài
Quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài

VOV.VN -Lưu học sinh vi phạm pháp luật VN và nước sở tại có thể  xử lý theo các hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi học cho về nước

Quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài

Quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài

VOV.VN -Lưu học sinh vi phạm pháp luật VN và nước sở tại có thể  xử lý theo các hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi học cho về nước

Học sinh vào trường chuyên phải qua 2 vòng thi
Học sinh vào trường chuyên phải qua 2 vòng thi

VOV.VN-Cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quy định: môn thi, hình thức thi và thời gian làm bài của mỗi môn thi theo từng lớp chuyên

Học sinh vào trường chuyên phải qua 2 vòng thi

Học sinh vào trường chuyên phải qua 2 vòng thi

VOV.VN-Cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quy định: môn thi, hình thức thi và thời gian làm bài của mỗi môn thi theo từng lớp chuyên

Đề nghị quân đội tham gia chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT
Đề nghị quân đội tham gia chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đề nghị tích cực chuẩn bị phương án dự phòng, kịp thời ứng phó với các hiện tượng bất thường do thiên tai, dịch bệnh

Đề nghị quân đội tham gia chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT

Đề nghị quân đội tham gia chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đề nghị tích cực chuẩn bị phương án dự phòng, kịp thời ứng phó với các hiện tượng bất thường do thiên tai, dịch bệnh

Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học
Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học

VOV.VN -Việc làm này nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và vì quyền lợi của người học.

Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học

Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học

VOV.VN -Việc làm này nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và vì quyền lợi của người học.

Giáo sư Phan Huy Lê: Học sinh chán môn lịch sử là tất yếu
Giáo sư Phan Huy Lê: Học sinh chán môn lịch sử là tất yếu

VOV.VN -Việc bày tỏ thái độ không thích môn sử thể hiện học sinh không đồng tình với nội dung và phương pháp dạy môn Sử

Giáo sư Phan Huy Lê: Học sinh chán môn lịch sử là tất yếu

Giáo sư Phan Huy Lê: Học sinh chán môn lịch sử là tất yếu

VOV.VN -Việc bày tỏ thái độ không thích môn sử thể hiện học sinh không đồng tình với nội dung và phương pháp dạy môn Sử

“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"
“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"

VOV.VN-Việc lùi thời gian trình Quốc hội là hợp lý để Bộ GD-ĐT chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho Dự thảo Đề án đổi mới sách giáo khoa.

“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"

“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"

VOV.VN-Việc lùi thời gian trình Quốc hội là hợp lý để Bộ GD-ĐT chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho Dự thảo Đề án đổi mới sách giáo khoa.

Đổi mới mô hình và chương trình đào tạo các trường Sư phạm
Đổi mới mô hình và chương trình đào tạo các trường Sư phạm

VOV.VN -Đại học Sư phạm Hà Nội giới thiệu đề án "Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên” của nhà trường.

Đổi mới mô hình và chương trình đào tạo các trường Sư phạm

Đổi mới mô hình và chương trình đào tạo các trường Sư phạm

VOV.VN -Đại học Sư phạm Hà Nội giới thiệu đề án "Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên” của nhà trường.