Bệnh ung thư - nỗi ám ảnh ở Mê Pu

VOV.VN - Với dân số hơn 14.000 người, từ năm 2003 đến nay, xã Mê Pu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đã có 125 người chết do mắc bệnh ung thư.

Trong khi các ngành chức năng chưa tìm ra được nguyên nhân thì số ca mắc mới lại tiếp tục phát sinh, khiến cho người dân nơi đây hoang mang, lo lắng.

Mê Pu là một ngôi làng hẻo lánh nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận, giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng. Ông Trần Văn Trọng, Trưởng thôn 5 dẫn chúng tôi đến nhà của anh Nguyễn Ngọc Hà. Ngôi nhà lạnh ngắt không một bóng người. Cánh cửa gỗ hé mở, trên bàn thờ là hai di ảnh của vợ chồng anh Hà, đều còn rất trẻ.

Làng ung thư Mê Pu (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) nằm dưới chân núi Tà Pứa

Thấy nhiều người chết mà lo

Anh Hà đã qua đời vào cuối năm 2014 ở tuổi 44 vì ung thư hầu. Vợ anh cũng đã mất trước đó 2 năm do bị bệnh tim. Nghe chúng tôi đến, ông Nguyễn Ngọc Thu, cha anh Hà, sống gần đó vội qua tiếp chuyện.

Ông Thu tóc bạc trắng đứng trước bàn thờ con trai và con dâu mà lòng quặn thắt, bởi hai đứa cháu nội thơ dại của ông giờ mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Ông Thu kể về căn bệnh của con trai mình: “Cháu cũng lao động, sản xuất bình thường. Không biết vì sao tích tụ độc sinh ra ung thư. Đi thành phố chữa một thời gian, sau người ta cho về cũng chữa bệnh ở nhà. Cháu đau càng lúc càng nặng. Cũng đem đi bệnh viện, nhưng sau rồi mất”.

Ông Nguyễn Ngọc Thu (70 tuổi, ở làng Mê Pu) đứng bên di ảnh con trai Nguyễn Ngọc Hà

Trong xóm anh Hà cũng có nhiều người mắc bệnh ung thư như anh. Một số người đã qua đời, một số vẫn còn sống trong sự đau đớn. Bà Đoàn Thị Lựu, 72 tuổi, được phát hiện ung thư hầu cách đây hai năm.

Dù gia đình đã chữa chạy hết cách, nhưng Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh đã trả về vì bà bị ung thư giai đoạn cuối. Bây giờ, các con của bà Lựu thay nhau chăm sóc, cho bà ăn uống những thứ bà thích và biết rằng mẹ của mình không còn bao lâu nữa cũng sẽ ra đi vì căn bệnh quái ác.

Mẹ bị ung thư, ở trong xóm cũng nhiều người bị ung thư, chị Lê Thị Huệ, con gái bà Lựu không khỏi lo lắng: “Thấy họ bệnh nhiều mình cũng sợ. Giống như mẹ mình, giờ mắc căn bệnh này mà nghèo nữa đâu có tiền mà điều trị. Ung thư của bà di căn. Giờ đem về nhà, đợi sống được ngày nào hay ngày đó”. 

Chị Lê Thị Huệ (làng Mê Pu 2) chăm sóc mẹ là bà Đoàn Thị Lựu đang mắc bệnh ung thư

Mong tìm ra nguyên nhân chính xác

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Mê Pu, từ năm 2003 đến nay, toàn xã đã có 125 trường hợp tử vong do mắc nhiều loại ung thư như: hầu, lưỡi, gan, dạ dày, thực quản, đại tràng....

Người bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực thôn 5 và thôn 8, mà người dân thường gọi với tên cũ là làng Mê Pu 2. Khu vực này là vùng trũng, nằm dưới chân núi Tà Pứa, giáp tỉnh Lâm Đồng. Các giếng nước trong vùng đều nhiễm phèn, vàng đục.

Theo nhiều người, trong thời kháng chiến chống Mỹ, khu vực núi Tà Pứa gần căn cứ "Đồi Huyện ủy Đức Linh" từng bị rải chất độc hóa học. Do vậy, người dân Mê Pu nghi ngờ nguồn nước từ thượng nguồn đổ về có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cho dân làng.

Làm Trưởng thôn trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp, chứng kiến rất nhiều trường hợp tử vong do bệnh ung thư, ông Trần Văn Trọng, Thôn trưởng Thôn 5, xã Mê Pu cho biết: “Đa số bà con ở đây nghi về nguồn nước ô nhiễm, đặc biệt là do nguồn nước đầu nguồn. Thứ hai vì khu vực này là vùng trũng, đa số bà con làm nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật quá tải, cho nên ảnh hưởng đến nguồn nước và nghi ung thư do nguồn nước là nhiều nhất”. 

Người dân và chính quyền nghi ngờ nguyên nhân gây ung thư là do nguồn nước

Trước tình hình này, Ủy ban nhân dân xã Mê Pu đã có nhiều văn bản báo cáo tình hình lên huyện, lên tỉnh. Một số cơ quan chức năng ở Trung ương cũng đã về đây khảo sát tình hình, lấy mẫu nước phân tích, nghiên cứu, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây ra hiểm họa ung thư ở địa phương.

Ông Lê Vũ Quang, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mê Pu nói: “Trong thời gian tới, địa phương mong muốn các ngành chức năng sớm công bố kết quả đánh giá thống nhất về nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tại địa phương. Chúng tôi cũng kiến nghị các ngành chức năng có những giải pháp để cho bà con có nguồn nước sạch đảm bảo sức khỏe”. 

Ngoài số 125 người chết vì ung thư từ năm 2003, hiện nay, xã Mê Pu có 20 người bị ung thư đang còn sống. Trong khi chưa có kết luận cuối cùng từ các cơ quan chức năng về nguyên nhân gây bệnh ung thư ở địa phương, thì những cái chết đang cận kề khiến cho người dân càng thêm hoang mang, lo lắng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam có 9 người chết vì ung thư mỗi giờ
Việt Nam có 9 người chết vì ung thư mỗi giờ

VOV.VN - Mỗi năm Việt Nam có khoảng 110.000 ca mắc ung thư mới và tỉ lệ tử vong chiếm gần 75% so với tỉ lệ tử vong trung bình của thế giới chỉ là 60%.

Việt Nam có 9 người chết vì ung thư mỗi giờ

Việt Nam có 9 người chết vì ung thư mỗi giờ

VOV.VN - Mỗi năm Việt Nam có khoảng 110.000 ca mắc ung thư mới và tỉ lệ tử vong chiếm gần 75% so với tỉ lệ tử vong trung bình của thế giới chỉ là 60%.

 Những loại hoa quả là “kháng sinh” ngừa ung thư vú
Những loại hoa quả là “kháng sinh” ngừa ung thư vú

Ung thư vú là một căn bệnh phổ biến, nhưng bạn có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng việc bổ sung thêm vào chế độ ăn uống những loại hoa quả dưới đây nhé.

 Những loại hoa quả là “kháng sinh” ngừa ung thư vú

Những loại hoa quả là “kháng sinh” ngừa ung thư vú

Ung thư vú là một căn bệnh phổ biến, nhưng bạn có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng việc bổ sung thêm vào chế độ ăn uống những loại hoa quả dưới đây nhé.

Ớt chuông ngừa ung thư
Ớt chuông ngừa ung thư

Ớt chuông là thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa ung thư.

Ớt chuông ngừa ung thư

Ớt chuông ngừa ung thư

Ớt chuông là thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa ung thư.

Đưa máy xạ trị gia tốc tiên tiến vào điều trị ung thư
Đưa máy xạ trị gia tốc tiên tiến vào điều trị ung thư

VOV.VN -Mỗi cuộc xạ phẫu diễn ra trong vòng 15 phút và tùy vào khối u, các bác sĩ có thể chỉ định xạ phẫu từ 1-3 lần, bệnh nhân có thể xuất viện ngay sau xạ phẫu.

Đưa máy xạ trị gia tốc tiên tiến vào điều trị ung thư

Đưa máy xạ trị gia tốc tiên tiến vào điều trị ung thư

VOV.VN -Mỗi cuộc xạ phẫu diễn ra trong vòng 15 phút và tùy vào khối u, các bác sĩ có thể chỉ định xạ phẫu từ 1-3 lần, bệnh nhân có thể xuất viện ngay sau xạ phẫu.

Tiếp xúc với Wi-Fi nhiều, liệu có bị ung thư?
Tiếp xúc với Wi-Fi nhiều, liệu có bị ung thư?

VOV.VN - Mạng Wi-Fi liệu có thể là một tác nhân gây nên căn bệnh ung thư cho con người? Câu hỏi vẫn đang gây tranh cãi này trong giới khoa học này liệu sẽ có lời giải trong thời gian tới?

Tiếp xúc với Wi-Fi nhiều, liệu có bị ung thư?

Tiếp xúc với Wi-Fi nhiều, liệu có bị ung thư?

VOV.VN - Mạng Wi-Fi liệu có thể là một tác nhân gây nên căn bệnh ung thư cho con người? Câu hỏi vẫn đang gây tranh cãi này trong giới khoa học này liệu sẽ có lời giải trong thời gian tới?

Gia tăng số người mắc ung thư, vì đâu?
Gia tăng số người mắc ung thư, vì đâu?

VOV.VN - Sự gia tăng số người mắc ung thư không thể không có căn nguyên từ ô nhiễm đất, không khí, nước và từ chính thói quen sử dụng hóa chất bữa bãi

Gia tăng số người mắc ung thư, vì đâu?

Gia tăng số người mắc ung thư, vì đâu?

VOV.VN - Sự gia tăng số người mắc ung thư không thể không có căn nguyên từ ô nhiễm đất, không khí, nước và từ chính thói quen sử dụng hóa chất bữa bãi

Tự sự xúc động của cô gái đầu trọc về người chị qua đời vì ung thư vú
Tự sự xúc động của cô gái đầu trọc về người chị qua đời vì ung thư vú

“Năm 2013, tôi quyết định cạo hết tóc để mong hiểu được phần nào cảm giác của những bệnh nhân ung thư vú", em gái của Thương Sobey tâm sự.

Tự sự xúc động của cô gái đầu trọc về người chị qua đời vì ung thư vú

Tự sự xúc động của cô gái đầu trọc về người chị qua đời vì ung thư vú

“Năm 2013, tôi quyết định cạo hết tóc để mong hiểu được phần nào cảm giác của những bệnh nhân ung thư vú", em gái của Thương Sobey tâm sự.