Bệnh viện đang công khai “rút ruột” bệnh nhân?
VOV.VN - Bệnh nhân phải nằm điều trị trong điều kiện chật chội, quá tải nhưng vẫn phải trả tiền giường theo định mức; giờ khám bệnh/bệnh nhân không đảm bảo…
Theo qui định, bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh, các cơ sở y tế phải đảm bảo các điều kiện, định mức tối thiểu. Tuy nhiên, thực tế nhiều cơ sở khám chữa bệnh, kể cả các bệnh viện lớn, đang trong tình trạng quá tải, trang thiết bị thiếu thốn… nhưng người dân vẫn phải trả tiền khám chữa bệnh theo đúng qui định. Cũng vì quá tải bệnh nhân nên thời gian khám bệnh của bác sĩ/bệnh nhân cũng bị rút ngắn lại… Những thiệt thòi này, người bệnh phải gánh chịu toàn bộ.
Tình trạng quá tải xảy ra phổ biến tại các bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên. |
Tình trạng phổ biến nhất hiện nay, các bệnh viện phải kê thêm giường bệnh để khám, điều trị. Đơn cử, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, ông Nguyễn Thành Trung – Giám đốc bệnh viện cho biết, hiện nay bệnh viện phải kê thêm số giường vượt 1,5 lần so với mức được phép, cụ thể là 1.500 giường/1.000 giường bệnh. Với số giường và số bệnh nhân gia tăng, bác sĩ gần như không có thời gian nghỉ ngơi, đọc sách báo, tài liệu. Thậm chí, phòng của các bác sĩ, y tá cũng được huy động để làm phòng bệnh.
Liên quan đến việc các bệnh viện tăng giường bệnh, ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng Ban phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT (
Bệnh viện hạng 2 ở Sơn La, giường kế hoạch là 150 giường nhưng bệnh viện đã kê lên 420 giường. Bệnh viện có 38 bác sĩ, 50 điều dưỡng và một số nhân viên y tế. Như vậy, tỷ lệ nhân viên y tế so với giường bệnh là quá thấp.
“Với việc sử dụng giường bệnh như vậy thì chất lượng chăm sóc sẽ không đảm bảo” – ông Phúc nhấn mạnh.
Trong giá dịch vụ y tế hiện nay, tất cả các giường bệnh đều được trang bị điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, hầu hết các phòng bệnh thông thường tại các bệnh viện tuyến huyện, thậm chí tuyến tỉnh, không có điều hòa nhiệt độ.
“Với mức giá giường bệnh như hiện nay, việc không tuân thủ định mức của Bộ Y tế thì chúng tôi kiên quyết xử lý và bàn lại với Bộ Y tế nếu không thực hiện đúng định mức thì mức giá phải giảm đi. Không thể để bệnh nhân trả số tiền như vậy mà chất lượng phục vụ người bệnh lại không đảm bảo” – ông Phúc nêu quan điểm của BHXH Việt Nam.
BHXH Việt Nam còn phát hiện, ngoài những trường hợp không phải đồng chi trả nhưng trong đó lại có rất nhiều người phải đồng chi trả lên tới trên 20%. Nếu bệnh viện cứ chỉ định, thanh toán thì việc bệnh nhân phải đồng chi trả là con số rất lớn. Khi cơ quan BHXH thực hiện kiểm tra, xuất toán những chi phí đó, không phải lúc nào những chi phí đó cũng được trả lại cho người bệnh. Mặc dù sau các kết luận kiểm tra sau khi đã giảm trừ, BHXH yêu cầu những trường hợp thu nhầm đã xuất toán phải trả lại bệnh nhân nhưng việc này cũng gặp phải những khó khăn từ phía bệnh viện trong việc thông báo để người bệnh đến nhận lại.
Tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép kéo theo rất nhiều hệ lụy. Cụ thể, các dịch vụ đều được xây dựng định mức thời gian, nhân lực để thực hiện. Ví dụ, trong nội so tai mũi họng, một bệnh nhân đến phải hỏi bệnh, khử khuẩn dụng cụ, soi, in giấy tờ trong 10-15 phút. “Nhưng qua thống kê chúng tôi thấy, bệnh viện chỉ làm 3-5 phút/bệnh nhân. Chắc chắn như vậy không đảm bảo được chất lượng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân” – ông Lê Văn Phúc khẳng định.
Ngoài ra, theo ông Lê Văn Phúc, còn có tình trạng bệnh viện dùng bác sĩ Đông y để khám bệnh, kê đơn cho bệnh nhân. “Trung tâm y tế Sóc Sơn đã nói rất rõ là bệnh nhân đến đông chúng tôi không có bác sĩ đa khoa, phải dùng bác sĩ đông y khám bệnh cho người bệnh. Sau đó, phải lấy bác sĩ đa khoa để ký vào kết quả chúng tôi khám bệnh. Trong trường hợp này, Bệnh viện đã làm sai Luật Khám chữa bệnh, sử dụng bác sĩ không phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn để khám chữa bệnh cho người bệnh. Đây là vi phạm lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người bệnh” – ông Phúc cho biết thêm./.
Trục lợi BHYT: Tại dân gian hay bác sĩ tham?