Bệnh viện thiếu thuốc, bác sĩ phải bỏ tiền túi mua thuốc cứu bệnh nhân nặng

VOV.VN - "Có thời điểm khó khăn, cấp bách trong công tác điều trị bệnh nhưng thiếu thuốc, vật tư y tế, người nhà bệnh nhân phải tự mua . Đã có nhiều trường hợp bác sĩ, nhân viên y tế âm thầm tự bỏ tiền túi để mua sinh phẩm y tế, thuốc để kịp thời cứu chữa người bệnh".

Đây là chia sẻ của đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Đại biểu Quốc hội Bà Rịa - Vũng Tàu) với VOV.VN bên hành lang Quốc hội về những khó khăn mà đội ngũ nhân viên y tế đang gặp phải hiện nay.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc cho biết, qua quá trình khảo sát thực tế, tiếp xúc cử tri tri, ý kiến của nhân dân cho thấy còn có những điểm vướng mắc cần có sự quan tâm tháo gỡ của Chính phủ và các Bộ, ngành, trong đó có những vấn đề liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công, bao gồm những chính sách, quy định liên quan đến việc chi trả, đầu tư mua sắm đấu thầu thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh và các nội dung liên quan đến cơ chế tự chủ đối với các cơ sở y tế công.

“Có thời điểm khó khăn, cấp bách trong công tác điều trị bệnh nhưng thiếu thuốc, vật tư y tế, người nhà bệnh nhân phải tự mua. Đã có nhiều trường hợp bác sĩ, nhân viên y tế âm thầm tự bỏ tiền túi để mua sinh phẩm y tế, thuốc để kịp thời cứu chữa những ca bệnh nặng, cấp cứu hay những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Những việc như vậy không ai kể để dư luận biết và chia sẻ.  Nhưng sự thật là cán bộ y tế-những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều trị bệnh đã và đang chịu áp lực rất lớn từ cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và từ áp lực công việc do vướng những cơ chế chính sách như hiện nay”, đại biểu Huỳnh Thị Phúc nói.

Cùng trao đổi về vấn đề này, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan nêu lên thực tế: “Hiện cứ mỗi người dân, kể cả bạn bè của tôi, ai cũng nói đi vào bệnh viện quá thiếu thốn, thiếu từ băng gạc, bệnh nhân phải chịu đau đớn, tự đi mua thì bảo hiểm y tế không thanh toán được. Như vậy, đã tước đi quyền lợi bảo hiểm y tế của người dân, làm giảm đi giá trị bảo hiểm y tế, chưa hoàn thành được nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân”.

Hiện nay, trong bệnh viện công lập, các bác sỹ đang bị phân tâm bởi rất nhiều việc. Ngoài việc phải tập trung suy nghĩ về cách tốt nhất cứu chữa bệnh nhân, họ còn phải suy nghĩ về hành chính, thuốc thang. Đôi khi chính những cơ chế khó khăn này đang kìm hãm sự phát triển, sáng tạo và trí tuệ các y bác sỹ giỏi.

Từ đó, đại biểu đoàn Tp.HCM cho rằng, cần nhìn nhận vấn đề, phân tích, đánh giá tổng thể về tình trạng cán bộ, nhân viên y tế nghỉ việc cũng như thực trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế.

Gỡ vướng tình trạng bệnh viện thành "con nợ"

Nói thêm về những vướng mắc, bất cập trong ngành Y hiện nay, đại biểu Huỳnh Thị Phúc, đoàn Bà Rịa Vũng Tàu cho rằng, cơ chế tự chủ tại các bệnh viện là tốt, song qua thời gian đại dịch đã bộc lộ những hạn chế, điểm nghẽn đối với các sở y tế công thực hiện cơ chế tự chủ, cần được quan tâm nhiều hơn để tháo gỡ, điều chỉnh phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của chính sách.

Vấn đề đáng chú ý là đối tượng tiếp cận các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công chủ yếu là những người hưởng chính sách, người già, người yếu thế… nhưng những vướng mắc vừa qua không chỉ  làm cho các đối tượng này bị ảnh hưởng mà công tác thu - chi của các đơn vị y tế cũng bị vướng.

Do đó Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt Bộ Y tế, BHXH và các bộ ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu Chính phủ có giải pháp tháo gỡ, trong đó cân nhắc lại việc tự chủ một phần hay tự chủ toàn phần tại tại các cơ sở y tế công để tháo gỡ vướng mắc cho các bệnh viện công thoát khỏi tình trạng '' trở thành con nợ'', còn nhân viên y tế phải chịu dựng thầm lặng trước những áp lực công việc và thực trạng chính sách tiền lương.

“Trong thời gian dịch bệnh, nguồn thu của các bệnh viện công giảm mạnh, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, tình trạng bệnh nhân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tăng nhưng cơ sở y tế thì không đủ thuốc, vật tư y tế vì các doanh nghiệp ngưng cung cấp, hoặc cung cấp nhỏ giọt do cơ sở y tế còn nợ doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp không thể cho nợ quá nhiều và lâu. Việc bệnh viện nợ lương của nhân viên y tế và các doanh nghiệp cung ứng thuốc men, vật tư y tế là có thực, một số địa phương đã vận dụng các điều kiện và huy động các nguồn lực để tạo điều kiện cho các cơ sở y tế công thực hiện tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh nhưng trong không thể kéo dài tình trạng này”, Đại biểu Huỳnh Thị Phúc cho biết.

Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và một số địa phương thực hiện các giải pháp tạm thời,  hầu hết bệnh viện đã phần nào giảm bớt những khó khăn, đi vào ổn định, song đại biểu Huỳnh Thị Phúc cho rằng, đây chỉ là giải pháp tạm thời, mang tính tháo gỡ tức thời, còn về lâu dài, trong khi chờ sửa đổi Luật giá, Luật Đấu thầu và các quy định khác có liên quan đến các vấn đề nêu trên, Chính phủ và các bộ ngành vẫn cần những giải pháp căn cơ giải quyết tận gốc vấn đề./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội: Cần tuyên bố chuyển sang giai đoạn chống dịch mới
Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội: Cần tuyên bố chuyển sang giai đoạn chống dịch mới

VOV.VN - PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, hiện tại, Việt Nam đã giảm mức độ phòng chống Covid-19. Nhiều nơi đã coi như hết dịch, tỷ lệ đeo khẩu trang, xét nghiệm Covid-19, các đơn vị điều trị Covid-19 ngày càng giảm xuống.

Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội: Cần tuyên bố chuyển sang giai đoạn chống dịch mới

Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội: Cần tuyên bố chuyển sang giai đoạn chống dịch mới

VOV.VN - PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, hiện tại, Việt Nam đã giảm mức độ phòng chống Covid-19. Nhiều nơi đã coi như hết dịch, tỷ lệ đeo khẩu trang, xét nghiệm Covid-19, các đơn vị điều trị Covid-19 ngày càng giảm xuống.

Giám đốc BV Chợ Rẫy: Bệnh viện loay hoay không biết mua sắm thế nào cho đúng
Giám đốc BV Chợ Rẫy: Bệnh viện loay hoay không biết mua sắm thế nào cho đúng

VOV.VN -Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện nay nhân viên y tế các bệnh viện vẫn đang loay hoay không biết mua sắm như thế nào cho đúng… Nhân viên y tế thời gian làm chuyên môn giảm đi rất nhiều mà tập trung vào mua sắm, đấu thầu, dẫn tới rất nhiều khó khăn.

Giám đốc BV Chợ Rẫy: Bệnh viện loay hoay không biết mua sắm thế nào cho đúng

Giám đốc BV Chợ Rẫy: Bệnh viện loay hoay không biết mua sắm thế nào cho đúng

VOV.VN -Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện nay nhân viên y tế các bệnh viện vẫn đang loay hoay không biết mua sắm như thế nào cho đúng… Nhân viên y tế thời gian làm chuyên môn giảm đi rất nhiều mà tập trung vào mua sắm, đấu thầu, dẫn tới rất nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: “Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý”
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: “Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý”

VOV.VN - Với đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng, bà Phạm Thị Thanh Trà đánh giá là rất hợp lý, tạo ra được động lực mới, giảm hiện trạng công chức, viên chức xin thôi việc.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: “Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý”

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: “Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý”

VOV.VN - Với đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng, bà Phạm Thị Thanh Trà đánh giá là rất hợp lý, tạo ra được động lực mới, giảm hiện trạng công chức, viên chức xin thôi việc.