Bí thư Hà Nội: "Vỉa hè là dành đi bộ nhưng cũng là sinh kế của người dân"

VOV.VN - Phát biểu tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, vỉa hè có nhiều chức năng, trong đó chức năng chính là dành đi bộ nhưng với Thủ đô Hà Nội phần nào cũng là sinh kế của người dân nên phải tính toán kỹ.

Sáng 5/5, Bí thư Thành ủy Hà Nội, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng các đại biểu Quốc hội, thuộc đơn vị bầu cử số 4, đã tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm, trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV. Cuộc họp diển ra theo hình thức trực tiếp và kết hợp trực tuyến.

Tại buổi tiếp xúc, các vị đại biểu, cử tri đã nghe các vị đại biểu Quốc hội thông báo về nội dung kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 và kết quả giải quyết kiến nghị cử tri của Trung ương và Thành phố nội dung kiến nghị từ các kỳ tiếp xúc trước. Trên tinh thần trao đổi thẳng thắn, dân chủ, trong buổi tiếp xúc cử tri đã có nhiều ý kiến cử tri phát biểu. Các ý kiến phát biểu rất tâm huyết, trí tuệ, xác đáng, đa chiều, phong phú và đề cập nhiều vấn đề từ công tác xây dựng Thủ đô đến những nội dung, vấn đề lớn của đất nước. Các cử tri đều đồng tình với dự kiến nội dung chương trình kỳ họp thứ 5; nhiều cử tri tiếp tục phản ánh, đề xuất một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và thành phố Hà Nội mà kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 sẽ xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của Trung ương sẽ được Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tiếp thu đầy đủ, báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan Trung ương có thẩm quyền nghiên cứu cụ thể, chi tiết và xem xét, giải quyết thấu đáo. 

Qua ý kiến của cử tri, nhiều ý kiến thuộc thẩm quyền của Thành phố đã được Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã trực tiếp trao đổi, giải đáp một số kiến nghị của cử tri  quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Thành phố; đồng thời, tiếp thu để phối hợp kiến nghị các cơ quan Trung ương giải quyết những vấn đề cử tri nêu.

Thành phố đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược

Thay mặt các đại biểu Quốc hội tại đơn vị bầu cử số 4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri để tổng hợp báo cáo với Quốc hội và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Đồng thời trao đổi, làm rõ thêm các vấn đề cử tri kiến nghị thuộc thẩm quyền của Hà Nội.

Báo cáo trước cử tri Bí thư Thành uỷ cho biết, từ sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15 đến nay Quốc hội đã tổ chức 3 kỳ họp bất thường. Quốc hội đã xem xét, thông qua 01 Luật, 03 Nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Các nội dung được Quốc hội xem xét, nhất là đối với vấn đề có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn như Quy hoạch tổng thể quốc gia, vấn đề về thể chế, chính sách trong lĩnh vực y tế, và công tác nhân sự quan trọng của đất nước được tiến hành thận trọng, chặt chẽ, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, đạt sự thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội.

Thông tin đến cử tri ông Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2023, là “năm bản lề”  đối với Hà Nội, với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” thành phố đã đạt được một số kết quả quan trọng:

Kinh tế - xã hội GRDP quý I/2023 tăng 5,8% so với cùng kỳ, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (3,32%). 4 tháng đầu năm 2023: tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 178 nghìn tỷ đồng, đạt 50,8% dự toán và tăng 21,6% so với cùng kỳ; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 1,6 % so với cùng kỳ; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 1.468 nghìn lượt khách, gấp 3,1 lần so cùng kỳ, trong đó: khách quốc tế đạt 1.015 nghìn lượt người, gấp 11 lần cùng kỳ, khách nội địa đạt 453 nghìn lượt người, tăng 19,5%; Lạm pháp được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 1,81% so cùng kỳ.

Tổng kết Luật Thủ đô năm 2012; Xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); lập Quy hoạch Thủ đô; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (dự kiến trình Quốc hội trong tháng 10/2023) - ngày 26 và 27/4 vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã họp thảo luận và xem xét 3 nội dung này.

Tập trung quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư Xây dựng Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (mục tiêu cơ bản hoàn thành 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027; phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước để phục vụ khởi công Dự án ngày 30/6/2023 và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/20230)

Tiếp tục triển khai Nghị quyết của Thành uỷ về phát triển công nghiệp văn hóa; Nghị quyết về chuyển đổi số và xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch đầu tư cho 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, các công trình di tích văn hóa lịch sử; Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công; Đề án cải tạo lại chung cư cũ; Đề án phân cấp, ủy quyền; triển khai các biện pháp xử lý đối với các dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai...

Chức năng chính của vỉa hè là dành đi bộ

Theo ông Đinh Tiến Dũng bên cạnh những kết quả đã đạt được, thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục, như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp (cả Thành phố đạt 16,8%; Quận Hoàng Mai đạt 20%, huyện Gia Lâm 26,6%), công tác chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường có lúc, có nơi còn chậm, thiếu bài bản…

“Vỉa hè có nhiều chức năng, trong đó chức năng chính là dành đi bộ nhưng với Thủ đô Hà Nội phần nào cũng là sinh kế của người dân nên phải tính toán kỹ. Việc tuyên truyền vận động “dành” vỉa hè, lòng đường theo kế hoạch của UBND TP đến nay duy trì được bao nhiêu, việc này tôi đã có chỉ đạo yêu cầu phải báo cáo, tính toán lại. Thường trực Thành uỷ họp UBND Thành phố, Sở Quy hoạch- Kiến Trúc bàn về việc chỉnh trang quản lý thiết kế đô thị tuyến đường phố Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Hàng Bài, Ngô Quyền, Phan Chu Trinh… và phải nghĩ đến vùng đệm của phố cổ, quy hoạch bãi đỗ xe ngoài đê đưa khách vào trong phố bằng xe xe điện để giải quyết ùn tắc. Việc quản lý theo thiết kế đô thị phải làm từ lâu mới không xảy ra nhà lồi, cao, thấp… đảm bảo kỷ cương kỷ luật. Kinh tế ban đêm, kinh tế vỉa hè… nếu làm không căn cơ bài bản không quy hoạch sẽ gây bức xúc cho nhân dân. Vì thế vấn đề này rất cần thiết bình tĩnh nghiên cứu xem xét”- ông Dũng nói./.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 dự kiến diễn ra trong 23 ngày chia thành 2 đợt (đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6/2023; đợt 2 từ ngày 19/6 đến ngày 24/6/2023). Trong đó dự kiến 18 phiên họp được truyền hình trực tiếp, 08 phiên thảo luận tổ, 26 phiên thảo luận tại Hội trường; Quốc hội sẽ xem xét thông qua 08 dự án Luật, 02 dự thảo Nghị quyết; xem xét, cho ý kiến 08 dự án Luật...đồng thời, tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (dự kiến chất vấn và trả lời chất vấn trong 2,5 ngày).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vỉa hè, lòng đường tại Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) bị chiếm dụng
Vỉa hè, lòng đường tại Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) bị chiếm dụng

VOV.VN - Hà Nội đang thực hiện chiến dịch giành lại vỉa hè cho người dân, nhưng tại phường Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, sân chơi làm nơi dừng đỗ xe, buôn bán kinh doanh vẫn tiếp tục diễn ra.

Vỉa hè, lòng đường tại Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) bị chiếm dụng

Vỉa hè, lòng đường tại Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) bị chiếm dụng

VOV.VN - Hà Nội đang thực hiện chiến dịch giành lại vỉa hè cho người dân, nhưng tại phường Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, sân chơi làm nơi dừng đỗ xe, buôn bán kinh doanh vẫn tiếp tục diễn ra.

Hàng quán thi nhau chiếm vỉa hè, lòng đường bất chấp lệnh cấm
Hàng quán thi nhau chiếm vỉa hè, lòng đường bất chấp lệnh cấm

VOV.VN - Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, sân chơi làm nơi buôn bán và dừng đỗ xe tiếp tục diễn ra nhiều nơi ở Hà Nội

Hàng quán thi nhau chiếm vỉa hè, lòng đường bất chấp lệnh cấm

Hàng quán thi nhau chiếm vỉa hè, lòng đường bất chấp lệnh cấm

VOV.VN - Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, sân chơi làm nơi buôn bán và dừng đỗ xe tiếp tục diễn ra nhiều nơi ở Hà Nội

Hà Nội cho thuê vỉa hè, liệu có hợp lý?
Hà Nội cho thuê vỉa hè, liệu có hợp lý?

VOV.VN - Mới đây trong cuộc họp về việc lập lại trật tự hè phố, lãnh đạo TP. Hà Nội yêu cầu các quận mạnh dạn thí điểm quy hoạch khu vực cho thuê vỉa hè, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân đang mưu sinh trên vỉa hè. Tuy nhiên, việc này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Hà Nội cho thuê vỉa hè, liệu có hợp lý?

Hà Nội cho thuê vỉa hè, liệu có hợp lý?

VOV.VN - Mới đây trong cuộc họp về việc lập lại trật tự hè phố, lãnh đạo TP. Hà Nội yêu cầu các quận mạnh dạn thí điểm quy hoạch khu vực cho thuê vỉa hè, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân đang mưu sinh trên vỉa hè. Tuy nhiên, việc này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.