“Biến đổi khí hậu ước tính lấy đi của Việt Nam 1-2% GDP hàng năm“

VOV.VN -Hạn hán, nước biển dâng, sự gia tăng tần suất mưa và bão lớn năm nào cũng gây ra những thiệt hại lớn về con người, tàn phá nền kinh tế. Ước tính lấy đi của Việt Nam 1-2% GDP hàng năm. 

Giám đốc quốc gia Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức tại Việt Nam Jasper Abramowski khẳng định điều này trong cuộc phỏng vấn với phóng viên VOV. Đây cũng là định hướng của các dự án hợp tác giữa GIZ với Việt Nam.

PV: Thưa ông, áp lực về môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam là như thế nào?

Ông Jasper Abramowski: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động cực đoan nhất của BĐKH. Hạn hán, nước biển dâng, sự gia tăng tần suất mưa và bão lớn năm nào cũng gây ra những thiệt hại lớn về con người, tàn phá nền kinh tế. Ước tính lấy đi của Việt Nam 1-2% GDP hàng năm. Xu hướng này lại đang gia tăng rõ ràng. Đồng thời, Việt Nam cũng phải giải quyết vấn đề phát thải khí nhà kính vốn gây nên tình trạng BĐKH.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Jasper Abramowski, Giám đốc quốc gia Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức tại Việt Nam 

Ngoài ra, có thể thấy áp lực đang gia tăng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ví dụ như sự xuống cấp của rừng tự nhiên, ô nhiễm các nguồn nước ngọt và biển, và suy giảm nghiệm trọng chất lượng không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu tác động nghiêm trọng của BĐKH. Cùng với các đối tác phát triển khác, chúng tôi đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết các vấn đề của ĐBSCL nhiều năm qua, như việc giúp xây dựng Chương trình quản lý Tổng hợp vùng ven biển tại 4 tỉnh vùng ĐBSCL.

PV: Trong công việc này, Việt Nam đang nhận được sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Quan trọng là cần phải tập trung vào nâng cao nhận thức và biến ý tưởng thành chính sách cụ thể, có phải vậy không, thưa ông?

Ông Jasper Abramowski: Vâng, điều cần thiết bây giờ là phải nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề BĐKH và 3 khía cạnh của phát triển bền vững gồm môi trường, kinh tế và xã hội. Mọi người nên hiểu rõ những tổn thương có thể xảy ra và những biện pháp giúp chúng ta có thể thích ứng chủ động với BĐKH. Bên cạnh việc trồng lại rừng ở các vùng ven biển để giảm tác động của bão lũ, một ví dụ khác là mô hình Chi trả Dịch vụ Môi trường. Mô hình này mới đầu được thử nghiệm ở một số tỉnh và đang được nhân rộng ra toàn quốc.

Ý tưởng cơ bản của mô hình này là đưa ra các ưu đãi với các cá nhân và cộng đồng để họ bảo vệ rừng. Tới nay, hơn 500.000 hộ dân đã nhận được những lợi ích thông qua các khoản thu nhập và sinh kế. Một ví dụ khác là công cụ để đánh giá vai trò của hệ sinh thái trong các quyết định quy hoạch và đầu tư (ValuES). Ví dụ nữa là thuế sinh thái, trong đó đánh thuế việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thay vì lao động. Thuế sinh thái là công cụ hiệu quả để khuyến khích các ngành công nghiệp và người tiêu dùng chuyển sang việc sản xuất, và hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường.

Việt Nam là một thành viên tham gia và cam kết vào các lộ trình quốc tế về phát triển bền vững và BĐKH. Kế hoạch 2030 về phát triển bền vững gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về chống BĐKH. Việt Nam cũng đã phê duyệt Kế hoạch Hành động Quốc gia thực thi Kế hoạch 2030. Ba trụ cột của phát triển bền vững cũng đã được xác định, đó là xóa đói giảm nghèo, giảm phát thải khí nhà kính, trong vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng đã thông qua Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDC) theo thỏa thuận Paris. Kế hoạch này cho thấy nỗ lực và mục tiêu của VN nhằm giảm phát thải ở cấp  quốc gia và thích ứng với các tác động của BĐKH.

GIZ đang hỗ trợ Việt Nam triển khai những đóng góp này theo hai lộ trình quốc tế, cũng như thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh của các bạn.

PV: Vậy trong năm 2018, GIZ sẽ triển khai những công việc gì tại Việt Nam?

Ông Jasper Abramowski: Năm nay, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lộ trình tiến tới một nền kinh tế xanh hơn. Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã phát triển nhanh và giờ đã là một quốc gia có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, tăng trưởng này đòi hỏi phải sử dụng nhiều lao động, tài nguyên thiên nhiên và vốn, dẫn đến thực tế hiện nay là hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, mức độ ô nhiễm không khí gia tăng, góp phần vào BĐKH.

Để duy trì mức tăng trưởng cao trong tương lai, Việt Nam cần tăng năng suất của nền kinh tế và giảm nhẹ tác động đến môi trường và khí hậu. GIZ đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hoàn thiện các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch ngành Điện và đẩy nhanh việc sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng. Đây là những điều rất quan trọng, nhưng chỉ những bước đầu tiên. Chúng ta còn nhiều việc phải làm để duy trì mức mức tăng trưởng cao trong tương lai mà không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và khí hậu. Quan trọng là chúng ta phải luôn đặt tiêu chí bền vững trong mọi quyết sách của chính phủ và bộ ngành.

Trở lại với những dự án nhiệt điện chạy than, đây là nguồn cung cấp điện chính cho Việt Nam cho dù chúng ta đều biết chúng là nguyên nhân của BĐKH và ô nhiễm không khí. Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào than để sản xuất điện, chiếm tới hơn 50% sản lượng điện tới tận năm 2030 theo sơ đồ Quy hoạch điện. Quy hoạch này cũng dự kiến tăng thị phần của các nguồn năng lượng sạch (đặc biệt là điện gió và điện mặt trời). Tuy nhiên, các nguồn này còn rất khiêm tốn. Việt Nam dự kiến năng lượng sạch đóng góp khoảng 7% sản lượng điện vào năm 2030 và 10% vào năm 2050.

Các mục tiêu tiết kiệm năng lượng của Việt Nam cũng khá khiêm tốn, chỉ khoảng 10% tổng sản lượng tiêu thụ. GIZ đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam để có thể vượt các mục tiêu này, đồng thời thúc đẩy thị phần của năng lượng sạch và các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả.

Với sự hỗ trợ của chúng tôi, Bộ Công thương đã triển khai những bước đầu tiên: áp dụng khung giá điện cho điện mặt trời, và khung giá điện cho năng lượng gió hiện tại đã được nâng cấp để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các công nghệ thân thiện môi trường. Hiện đã có 6 trang tại điện gió ở Việt Nam, với sản lượng đủ cung cấp cho 140,000 hộ gia đình. Chúng tôi cũng hỗ trợ 1.700 công ty triển khai các biện pháp tiết kiệm điện. Con số tiết kiệm có thể đáp ứng nhu cầu của 1 triệu người.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!/.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam biến thách thức thành cơ hội trong vấn đề biến đổi khí hậu
Việt Nam biến thách thức thành cơ hội trong vấn đề biến đổi khí hậu

VOV.VN - Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn trong việc chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Việt Nam biến thách thức thành cơ hội trong vấn đề biến đổi khí hậu

Việt Nam biến thách thức thành cơ hội trong vấn đề biến đổi khí hậu

VOV.VN - Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn trong việc chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

17.000 hộ dân ở Trà Vinh thiếu nước sạch do biến đổi khí hậu
17.000 hộ dân ở Trà Vinh thiếu nước sạch do biến đổi khí hậu

VOV.VN -Do biến đổi khi hậu, lượng mưa ít, nước mặn xâm nhập sớm khiến hơn 17.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bị thiếu nước sạch sinh hoạt từ 2-4 tháng.

17.000 hộ dân ở Trà Vinh thiếu nước sạch do biến đổi khí hậu

17.000 hộ dân ở Trà Vinh thiếu nước sạch do biến đổi khí hậu

VOV.VN -Do biến đổi khi hậu, lượng mưa ít, nước mặn xâm nhập sớm khiến hơn 17.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bị thiếu nước sạch sinh hoạt từ 2-4 tháng.

Biến đổi khí  hậu và những tác hại đến sản xuất nông nghiệp
Biến đổi khí hậu và những tác hại đến sản xuất nông nghiệp

VOV.VN - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa lũ hàng năm tại ĐBSCL đã không còn tuân theo quy luật thường niên mà lên xuống bất thường

Biến đổi khí  hậu và những tác hại đến sản xuất nông nghiệp

Biến đổi khí hậu và những tác hại đến sản xuất nông nghiệp

VOV.VN - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mùa lũ hàng năm tại ĐBSCL đã không còn tuân theo quy luật thường niên mà lên xuống bất thường

Australia hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
Australia hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

VOV.VN - Chương trình Tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu do Đại sứ quán Australia phối hợp với 7 tổ chức phi chính phủ tài trợ 15 triệu USD Australia.

Australia hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

Australia hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

VOV.VN - Chương trình Tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu do Đại sứ quán Australia phối hợp với 7 tổ chức phi chính phủ tài trợ 15 triệu USD Australia.

Biến đổi khí hậu: Làm gì để “giải cứu” các đô thị ven biển Việt Nam?
Biến đổi khí hậu: Làm gì để “giải cứu” các đô thị ven biển Việt Nam?

VOV.VN - Ven biển Việt Nam có hai nhóm đô thị khác nhau về điều kiện tự nhiên, mức độ nhạy cảm, khả năng thích ứng, tổn thương do biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu: Làm gì để “giải cứu” các đô thị ven biển Việt Nam?

Biến đổi khí hậu: Làm gì để “giải cứu” các đô thị ven biển Việt Nam?

VOV.VN - Ven biển Việt Nam có hai nhóm đô thị khác nhau về điều kiện tự nhiên, mức độ nhạy cảm, khả năng thích ứng, tổn thương do biến đổi khí hậu.

Việt Nam luôn chung tay cùng cộng đồng quốc tế chống biến đổi khí hậu
Việt Nam luôn chung tay cùng cộng đồng quốc tế chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Mặc dù Việt Nam còn hạn chế về mặt tài chính nhưng đã rất cố gắng để chống biến đổi khí hậu.

Việt Nam luôn chung tay cùng cộng đồng quốc tế chống biến đổi khí hậu

Việt Nam luôn chung tay cùng cộng đồng quốc tế chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Mặc dù Việt Nam còn hạn chế về mặt tài chính nhưng đã rất cố gắng để chống biến đổi khí hậu.