Bình Dương đạt và vượt 30/34 chỉ tiêu về kinh tế-xã hội năm 2022

VOV.VN - Ngày 8/12, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X tổ chức kỳ họp thứ 8, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, xác định mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 và quyết định các vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

 

Sau 1 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, năm 2022, Bình Dương đã khôi phục và vươn lên mạnh mẽ. Kết quả, Bình Dương có 30/34 chỉ tiêu phát triển về kinh tế - xã hội đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, trong đó tăng trưởng kinh tế với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8%; chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 8,9%...

Năm 2022, Bình Dương tiếp tục đứng đầu cả nước chỉ sau TP.HCM về thu hút đầu tư nước ngoài với hơn 3 tỷ USD, đạt 171% so với kế hoạch; thu hút đầu tư trong nước cũng tăng 28%. 

Mặc dù hoàn thành 30/34 chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội nhưng kinh tế Bình Dương vẫn còn nhiều điểm nghẽn. Đối với sản xuất công nghiệp và xuất khẩu chỉ ổn định trong 6 tháng đầu năm 2022, kể từ quý III đến cuối năm có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Dự kiến sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn trong quý I/2023 và thời gian tiếp theo.

Bên cạnh đó, tiến độ công tác quy hoạch dù đã được đẩy nhanh nhưng việc triển khai lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vẫn còn chậm. Một điểm nghẽn khác là giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, tính đến cuối tháng 11/2022, tổng giá trị giải ngân đầu tư công của tỉnh chỉ đạt 45,8% kế hoạch năm 2022 được HĐND tỉnh giao.     

Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, năm 2023 có nghĩa rất quan trọng để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho nên kỳ vọng về sự phát triển trong năm 2023 là rất lớn.

“Tôi đề nghị HĐND tỉnh tập trung thảo luận, cho ý kiến, hiến kế vừa nghiêm túc khắc phục các yếu kém tồn tại, vừa quyết tâm chuyển biến tích cực trong thời gian tới. Theo chương trình kỳ họp này, HĐND tỉnh tiếp tục thảo luận cho ý kiến nhiều báo cáo quan trọng và xem xét thông qua 18 dự thảo, nghị quyết. Tôi mong rằng, nghị quyết HĐND tỉnh kỳ họp này đạt được nhiều chất lượng cao và nhanh chóng đi vào cuộc sống”, ông Lợi nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Đà Nẵng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất cuối năm
Doanh nghiệp Đà Nẵng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất cuối năm

VOV.VN - Những ngày cuối năm, trong bối cảnh nhiều khó khăn do hết đơn hàng, hàng tồn kho, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tại TP. Đà Nẵng vẫn cố gắng đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Doanh nghiệp Đà Nẵng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất cuối năm

Doanh nghiệp Đà Nẵng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất cuối năm

VOV.VN - Những ngày cuối năm, trong bối cảnh nhiều khó khăn do hết đơn hàng, hàng tồn kho, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tại TP. Đà Nẵng vẫn cố gắng đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Khánh Hòa sẽ phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương
Khánh Hòa sẽ phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương

VOV.VN - Hôm nay (8/12), Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã thông qua Nghị quyết Phê duyệt Đề án sơ bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa năm 2023. Theo đó, dự kiến tháng 7/2023, tỉnh Khánh Hòa sẽ phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư các công trình trọng điểm, cấp bách.

Khánh Hòa sẽ phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương

Khánh Hòa sẽ phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương

VOV.VN - Hôm nay (8/12), Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã thông qua Nghị quyết Phê duyệt Đề án sơ bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa năm 2023. Theo đó, dự kiến tháng 7/2023, tỉnh Khánh Hòa sẽ phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư các công trình trọng điểm, cấp bách.

Hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy ngân hàng số tại Việt Nam
Hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy ngân hàng số tại Việt Nam

VOV.VN - “Để phát triển ngân hàng số trong tương lai, đòi hỏi sự phối hợp các công ty Fintech, cùng với đó là việc hoàn thiện về hành lang pháp lý về công nghệ tài chính là điều rất cần thiết”.

Hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy ngân hàng số tại Việt Nam

Hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy ngân hàng số tại Việt Nam

VOV.VN - “Để phát triển ngân hàng số trong tương lai, đòi hỏi sự phối hợp các công ty Fintech, cùng với đó là việc hoàn thiện về hành lang pháp lý về công nghệ tài chính là điều rất cần thiết”.