Bình Thuận cố gắng hỗ trợ đóng BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận vừa có ý kiến về nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) theo Nghị định số 75/2023 của Chính phủ.

Theo đó, qua xem xét các đối tượng người dân tộc thiểu số đến nay chưa tham gia BHYT đều trong độ tuổi lao động và không thuộc các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, bao gồm: người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.

Do vậy, trong điều kiện tiềm lực tài chính của tỉnh hiện nay còn nhiều hạn chế nên không thể đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị định số 75/2023 của Chính phủ.

 Trước đó, ngày 27/3/2024, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức cuộc họp về nội dung liên quan đến xây dựng chính sách hỗ trợ mức đóng BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị định 75/2023 của Chính phủ.

Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bình Thuận qua rà soát lại nguồn kinh phí cần để hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định số 75/2023 của Chính phủ là 6.370 triệu đồng, thời gian thực hiện trong 30 tháng; bình quân 212 triệu đồng/tháng. Cụ thể, năm 2024 là 1.699 triệu đồng/8 tháng; năm 2025 là 2.548 triệu đồng/12 tháng và năm 2026 là 2.123 triệu đồng/10 tháng.

Tại cuộc họp hầu hết các thành viên tham dự đều thể hiện quan điểm việc xây dựng Nghị quyết hỗ trợ mức đóng BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh là cần thiết. Và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh đã giao Sở Tài chính xem xét cân đối ngân sách và có ý kiến để Ban Dân tộc sớm hoàn chỉnh hồ sơ tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Chính sách hỗ trợ theo chỉ đạo của thường trực HĐND tỉnh tại công văn số 10, ngày 5/01/2024.

Bình Thuận hiện có 34 đồng bào dân tộc thiểu số với 104.066 khẩu/25.665 hộ, chiếm tỷ lệ gần 8% dân số của tỉnh, cư trú tập trung 17 xã thuần và 32 thôn xen ghép.

Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số là trên 21 triệu đồng/người/năm, bằng 52,41% thu nhập bình quân toàn tỉnh. Nhìn chung, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh không đồng đều, có nơi còn ở mức rất thấp so với mức bình quân chung của tỉnh.

Tính đến cuối năm 2023, số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 2.037 hộ, chiếm 7,73% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số và chiếm 30,77% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; số hộ cận nghèo dân tộc thiểu số là 2.827 hộ, chiếm 10,73%, so với tổng số hộ dân tộc thiểu số và chiếm 23,17% so với tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT
Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

VOV.VN - Hệ thống của BHXH Việt Nam đã kết nối với hơn 13.000 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; hơn 621.000 đơn vị, DN giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, qua đó giúp các DN tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

VOV.VN - Hệ thống của BHXH Việt Nam đã kết nối với hơn 13.000 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; hơn 621.000 đơn vị, DN giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, qua đó giúp các DN tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính.