"Bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch chỉ là giải pháp trước mắt"

VOV.VN - Theo chuyên gia, việc bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch chỉ là giải pháp trước mắt. Cần đồng bộ các giải pháp trong đó then chốt là xử lý nước thải.

Ông Hoàng Đình Giáp - Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch Hà Nội (Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia, Bộ Xây Dựng) cho biết, bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch là giải pháp đã được thành phố Hà Nội đề xuất, xin ý kiến Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Ban đầu, thành phố Hà Nội đề cập tới phương án dẫn nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch.

Tuy nhiên, sau khi đi kiểm tra, nhận thấy nhu cầu bổ cập nước cho sông này rất lớn và lượng nước ở Hồ Tây cũng không đảm bảo về trữ lượng để đáp ứng (nếu “chia sẻ” quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái của hồ), nên thành phố đã đề xuất phương án bổ cập nước từ sông Hồng. Tuy nhiên, phương án này cũng mới chỉ đang dừng ở ý tưởng.

Về phương án, cách thức triển khai, thành phố Hà Nội đã xin, lấy ý kiến của các bộ liên quan và một số bộ cũng đã có ý kiến góp ý, phản hồi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quan tâm tới vấn đề đê điều, quản lý công trình lấy nước, việc khai thác và ứng xử với đê điều; Bộ Xây dựng quan tâm tới ví trị xây dựng công trình; Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm tới vấn đề quy hoạch quỹ đất xung quanh, cũng như môi trường, mực nước ở sông Hồng sau khi “chia sẻ” nước…

"Thực tế cho thấy, có những thời điểm, mực nước ở sông Hồng cũng hạ xuống rất thấp. Mặt khác, phương án bổ cập nước cũng cần phải có trách nhiệm với hạ lưu. Lý do bởi khi lấy nước sông Hồng vào sông Tô Lịch với trữ lượng lớn (nhất là vào mùa nước kiệt, nước cạn, mực nước xuống thấp), sẽ tác động, ảnh hưởng tới việc lấy nước để tưới tiêu cho rau màu, sản xuất nông nghiệp ở các khu vực hạ lưu. Vấn đề này hiện vẫn chưa tính toán được đầy đủ. Gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có ý kiến chỉ đạo Hà Nội nghiên cứu, nhưng chưa chốt phương án cụ thể. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Hà Nội cũng đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiên cứu song song các phương án", ông Hoàng Đình Giáp chia sẻ.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch Hà Nội, việc bổ cập, lấy nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch là rất cần thiết, song việc này chưa thể giải quyết được toàn bộ các câu chuyện về ô nhiễm nguồn nước ở sông Tô Lịch. Vì vậy, câu chuyện mà thành phố Hà Nội cần ưu tiên hàng đầu hiện nay là phải làm sao để “triệt” cũng như xử lý được các nguồn thải ở hai bên sông Tô Lịch. Thực tế cho thấy sông Tô Lịch hiện nay gần như chỉ là một cái kênh thoát nước, không có ý nghĩa của một con sông. Vì thế, vào những ngày khô, ví dụ như từ sau khi xảy ra bão Yagi (cơn bão số 3) đến nay, ở Hà Nội dường như không có cơn mưa lớn. Vì vậy cần phải vận hành hiệu quả Nhà máy Xử lý nước thải Yên Xá ở phía Nam Hà Nội.

"Đối với phía Bắc, giáp với Hồ Tây, hiện vẫn còn một số đoạn chưa nằm trong hệ thống thu gom của Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Vì vậy, trong phương án quy hoạch, chúng tôi đề cập tới việc bổ cập thêm một số hệ thống cống bao, để thu gom triệt để toàn bộ nước thải ở 2 bên sông Tô Lịch vào các nhà máy xử lý nước thải và phải sớm triển khai. Chúng tôi coi đây là giải pháp căn cơ đầu tiên. Tất nhiên, giải pháp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch vẫn phải làm, để giải quyết vấn đề trước mắt, nhất là vào thời điểm mùa khô, những ngày thiếu nước. Tuy nhiên, trong phương án này cần lưu ý, những vấn đề mà các bộ, ngành đã có ý kiến, các sở, ngành liên quan của thành phố Hà Nội cần tiếp tục nghiên cứu", Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch Hà Nội cho biết.

Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch Hà Nội cho biết, quy hoạch của Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, trong đó, khu vực sông Tô Lịch, quỹ đất ở 2 bên sông rất hạn chế. Các giải pháp xử lý phân tán còn thiếu khả thi như thiếu quỹ đất nên vẫn phải xử lý theo giải pháp thoát nước tập trung. Khi áp dụng phương án thoát nước tập trung thì nước thải được đưa về các trạm xử lý (như Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá), yêu cầu về nguồn lực rất lớn. Cũng bởi công trình lớn nên thời gian triển khai rất dài. Đơn cử là ngoài việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải, còn đòi hỏi phải xây dựng hệ thống cống bao thu gom ở 2 bên bờ sông để dẫn nước về nhà máy xử lý.

"Tuy nhiên, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá hiện gần như đã hoàn thành. Hệ thống cống bao ở 2 bên bờ sông hiện cũng đã hoàn thành khoảng 80 - 90%. Kỳ vọng trong năm 2025, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đi vào hoạt động đồng bộ, có thể giải quyết được cơ bản vấn đề nước thải sinh hoạt xả xuống sông Tô Lịch. Hơn nữa, để giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước thải sông Tô Lịch, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để người dân thực sự có sự thay đổi (như sử dụng nước tiết kiệm, tái sử dụng nước thải nhiều hơn để giảm lượng nước thải ra sông), cũng cần có chế tài xử lý nghiêm đối với các hành vi xả thải, gây ô nhiễm. Như vậy, chỉ cần Hà Nội giải quyết được vấn đề nước thải dọc 2 bên bờ thì dòng sông đã có khả năng tự làm sạch. Và nguồn nước được bổ cập từ sông Hồng vào sẽ đẩy nhanh quá trình làm sạch, giúp sông Tô Lịch trở nên xanh, sạch hơn", ông Hoàng Đình Giáp nhấn mạnh.

Bộ TN&MT và Bộ Xây dựng lên tiếng về phương án cải tạo sông Tô Lịch của Hà Nội

VOV.VN - Bộ TN&MT cho rằng, giải pháp của Hà Nội chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông, tạo cảnh quan, nâng cao giá trị về kinh tế, môi trường, sinh thái, văn hóa, lịch sử gắn liền với dòng sông Tô Lịch. Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội bổ sung, làm rõ phương án vận hành.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ TN&MT và Bộ Xây dựng lên tiếng về phương án cải tạo sông Tô Lịch của Hà Nội
Bộ TN&MT và Bộ Xây dựng lên tiếng về phương án cải tạo sông Tô Lịch của Hà Nội

VOV.VN - Bộ TN&MT cho rằng, giải pháp của Hà Nội chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông, tạo cảnh quan, nâng cao giá trị về kinh tế, môi trường, sinh thái, văn hóa, lịch sử gắn liền với dòng sông Tô Lịch. Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội bổ sung, làm rõ phương án vận hành.

Bộ TN&MT và Bộ Xây dựng lên tiếng về phương án cải tạo sông Tô Lịch của Hà Nội

Bộ TN&MT và Bộ Xây dựng lên tiếng về phương án cải tạo sông Tô Lịch của Hà Nội

VOV.VN - Bộ TN&MT cho rằng, giải pháp của Hà Nội chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông, tạo cảnh quan, nâng cao giá trị về kinh tế, môi trường, sinh thái, văn hóa, lịch sử gắn liền với dòng sông Tô Lịch. Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội bổ sung, làm rõ phương án vận hành.

Mong chờ hồi sinh sông Tô Lịch
Mong chờ hồi sinh sông Tô Lịch

VOV.VN - Sông Tô Lịch nói riêng và nhiều con sông khác của Hà Nội đã bị ô nhiễm nhiều năm nay. Thành phố Hà Nội đã thống nhất chủ trương sẽ cải thiện tình trạng nước đen, bốc mùi hôi khó chịu của các con sông trên địa bàn thành phố mà trước hết là sông Tô Lịch, qua đó cải thiện cảnh quan đô thị.

Mong chờ hồi sinh sông Tô Lịch

Mong chờ hồi sinh sông Tô Lịch

VOV.VN - Sông Tô Lịch nói riêng và nhiều con sông khác của Hà Nội đã bị ô nhiễm nhiều năm nay. Thành phố Hà Nội đã thống nhất chủ trương sẽ cải thiện tình trạng nước đen, bốc mùi hôi khó chịu của các con sông trên địa bàn thành phố mà trước hết là sông Tô Lịch, qua đó cải thiện cảnh quan đô thị.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo về phương án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo về phương án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch

VOV.VN - Về lâu dài, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Tây Hồ rà soát các quy hoạch có liên quan, nghiên cứu kỹ, đề xuất phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công (có kết nối với việc bổ cập nước giai đoạn trước mắt đã triển khai) đảm bảo vừa bổ cập nước sông Tô Lịch

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo về phương án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo về phương án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch

VOV.VN - Về lâu dài, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Tây Hồ rà soát các quy hoạch có liên quan, nghiên cứu kỹ, đề xuất phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công (có kết nối với việc bổ cập nước giai đoạn trước mắt đã triển khai) đảm bảo vừa bổ cập nước sông Tô Lịch