Bộ Quốc phòng hạ thuỷ tàu tuần tra, cứu nạn FC624

VOV.VN - Tàu tuần tra lắp ráp hoàn toàn tại Việt Nam dựa trên thiết kế của Vương quốc Anh và Liên bang Nga.

Hôm nay (16/6), tại Nhà máy đóng tàu X51, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Hải Minh - Bộ Quốc phòng đã chính thức hạ thuỷ và bàn giao tàu tuần tra kết hợp tìm kiếm cứu nạn xa bờ FC624 cho Bộ Tư lệnh Hải quân.

Tàu tuần tra kết hợp tìm kiếm cứu nạn xa bờ FC624 được đóng, lắp ráp hoàn toàn tại Việt Nam dựa trên thiết kế của Vương quốc Anh và Liên bang Nga. Tàu được thiết kế có chiều dài hơn 63m, rộng gần 12m, cao trên 6m với lực giãn nước hơn 700 tấn, trang bị nhiều thiết bị đặc chủng và hệ thống thông tin liên lạc chuẩn quốc tế GMDSS - A3.

Tàu được thiết kế có chiều dài hơn 63m, rộng gần 12m, cao trên 6m với lực giãn nước hơn 700 tấn...

Khi hoạt động hết công suất, 2 máy chính có thể đạt vận tốc trên 25 hải lý/giờ, có khả năng tham gia cứu nạn xa bờ trong điều kiện thời tiết biển phức tạp sóng cấp 8 cấp 9, gió cấp 12. Sau khi hạ thuỷ và kiểm tra toàn bộ về hạ tầng kỹ thuật, Tàu FC624 sẽ được Quân chủng Hải quân bổ sung vào biên chế để thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo; Chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn người và phương tiện bị nạn trên biển; Chuyển quân, chi viện hậu cần cho các loại tàu khác hoạt động trên biển khi có yêu cầu…

Tàu FC624 được giới chuyên gia đánh giá cao nhờ tính linh hoạt, hiệu quả trong việc xử lý những tình huống khẩn nguy trên biển, góp phần tăng năng lực đáng kể cho đội tàu tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Trần Bình Mỹ, Chuyên gia Đăng kiểm PV Cộng hoà Pháp nói: “Ngành Công nghiệp tàu thuỷ của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể so với các nước trong khu vực khi đóng những loại tàu yêu cầu cao về độ khó độ phức tạp. 

Có thể nói rằng FC624 là tàu đầu tiên và hiện đại nhất mà phía X51 thực hiện với sự phối hợp của Đăng kiểm PV Cộng hoà Pháp thực hiện. Nhà máy X51 đã có thể đóng được những tàu có những điều kiện kỹ thuật độ khó cao và hi vọng rằng Nhà máy X51 sẽ tiếp tục phát huy để phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạ thủy tàu cá đầu tiên từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67
Hạ thủy tàu cá đầu tiên từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67

VOV.VN - Tàu cá đóng mới hết tổng kinh phí 6,3 tỷ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng 4,4 tỷ đồng, phần còn lại của gia đình.

Hạ thủy tàu cá đầu tiên từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67

Hạ thủy tàu cá đầu tiên từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67

VOV.VN - Tàu cá đóng mới hết tổng kinh phí 6,3 tỷ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng 4,4 tỷ đồng, phần còn lại của gia đình.

Thừa Thiên-Huế: Hạ thủy tàu vỏ gỗ đầu tiên từ nguồn vốn nghị định 67
Thừa Thiên-Huế: Hạ thủy tàu vỏ gỗ đầu tiên từ nguồn vốn nghị định 67

VOV.VN - Con tàu mang số hiệu TTH-91667, dài 22 m, công suất 700 CV, trị giá 7,7 tỷ đồng.

Thừa Thiên-Huế: Hạ thủy tàu vỏ gỗ đầu tiên từ nguồn vốn nghị định 67

Thừa Thiên-Huế: Hạ thủy tàu vỏ gỗ đầu tiên từ nguồn vốn nghị định 67

VOV.VN - Con tàu mang số hiệu TTH-91667, dài 22 m, công suất 700 CV, trị giá 7,7 tỷ đồng.

Hạ thủy tàu mới thay thế tàu cá bị Trung Quốc đâm chìm
Hạ thủy tàu mới thay thế tàu cá bị Trung Quốc đâm chìm

VOV.VN - Bản tin thời sự trưa nay (21/1) có những nội dung đáng chú ý sau:

Hạ thủy tàu mới thay thế tàu cá bị Trung Quốc đâm chìm

Hạ thủy tàu mới thay thế tàu cá bị Trung Quốc đâm chìm

VOV.VN - Bản tin thời sự trưa nay (21/1) có những nội dung đáng chú ý sau:

Hạ thủy tàu cá Composite đầu tiên tại Khánh Hòa
Hạ thủy tàu cá Composite đầu tiên tại Khánh Hòa

VOV.VN -Khánh Hòa hạ thủy tàu cá Composite đầu tiên ở Việt Nam được vay vốn theo Nghị định 67.

Hạ thủy tàu cá Composite đầu tiên tại Khánh Hòa

Hạ thủy tàu cá Composite đầu tiên tại Khánh Hòa

VOV.VN -Khánh Hòa hạ thủy tàu cá Composite đầu tiên ở Việt Nam được vay vốn theo Nghị định 67.