Bộ trưởng Tư pháp: Thanh tra hoạt động công chứng toàn quốc

(VOV) -Theo Bộ trưởng, công chứng viên hiện nay quá dễ dãi trong thủ tục công chứng, nhiều văn phòng cạnh tranh không lành mạnh.

Xã hội hóa công chứng quá nhanh

Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các văn phòng công chứng, hiện tượng công chứng viên quá dễ dãi trong trình tự, thủ tục công chứng là hiện trạng đang diễn ra hiện nay được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 20/1.

Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, đây là hiện tượng không lành mạnh ban đầu của quá trình xã hội hóa công chứng.

“Tốc độ xã hội hóa về mặt công chứng ở nước ta nhanh lắm”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói. Theo thống kê, từ tháng 1/2007 đến nay, các Văn phòng công chứng và công chứng viên ở nước ta đã tăng gấp 6 lần.

Chính sự gia tăng nhanh này dẫn tới việc chúng ta chưa kịp có quy hoạch, bên cạnh đó trình độ công chứng viên còn chưa hoàn thiện, quy trình bổ nhiệm công chứng viên còn dễ dãi.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhận xét rằng, chúng ta hiện nay mới có quản lý Nhà nước về công chứng nhưng chưa có sự giám sát của hội ngành nghề đối với công chứng viên dẫn tới sự thiếu kiểm soát được năng lực, chuyên môn của những người này.

Bởi vậy, để hạn chế được thực trạng trên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, trước mắt sẽ tiến hành tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của các công chứng viên, tăng cường giám sát công chứng viên. “Năm 2013 sẽ có hoạt động thanh tra hoạt động của công chứng viên trên toàn quốc”, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

“Về giải pháp lâu dài để phát triển ngành công chứng, chúng ta cần sửa đổi Luật Công chứng để thắt chặt đầu vào trong việc tuyển dụng công chứng viên”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói.

Vùng xa, hải đảo cũng sẽ có văn phòng công chứng

Tại chương trình, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: Thủ tướng Chính phủ vừa ký phê duyệt quy hoạch tổng thể nghề công chứng, tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn.

Theo quy hoạch này đến năm 2015 cả nước sẽ có khoảng 1000 tổ chức hành nghề công chứng. Đến năm 2020 các vùng hải đảo, vùng sâu vùng xa sẽ có cơ sở công chứng.

Về nguyên tắc sẽ thành lập văn phòng công chứng theo hình thức xã hội hóa. Đối với vùng sâu vùng xa, hải đảo, Chủ tịch tỉnh đó cần xem xét để thành lập văn phòng công chứng của Nhà nước.

Mặt khác Thủ tướng cũng yêu cầu, đối với gần 150 Văn phòng công chứng của Nhà nước được thành lập trong thời gian trước đây, đã phần lớn tập trung ở thành thị, cần tiến hành xã hội hóa để tiết kiệm ngân sách, chi phí của nhà nước đối với hoạt động này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mức thu phí công chứng mới
Mức thu phí công chứng mới

Từ ngày 15/3, mức thu phí công chứng sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành.

Mức thu phí công chứng mới

Mức thu phí công chứng mới

Từ ngày 15/3, mức thu phí công chứng sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành.

Công chứng viên không được kiêm nhiệm chức danh luật sư
Công chứng viên không được kiêm nhiệm chức danh luật sư

(VOV) -Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách, không được đồng thời hành nghề khác.

Công chứng viên không được kiêm nhiệm chức danh luật sư

Công chứng viên không được kiêm nhiệm chức danh luật sư

(VOV) -Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách, không được đồng thời hành nghề khác.

Đến năm 2020, cả nước có 1.600 tổ chức hành nghề công chứng
Đến năm 2020, cả nước có 1.600 tổ chức hành nghề công chứng

(VOV) -Theo Quy hoạch, TP Hà Nội sẽ có 121 tổ chức hành nghề công chứng, TP HHCM là 110, Thanh Hóa 83…

Đến năm 2020, cả nước có 1.600 tổ chức hành nghề công chứng

Đến năm 2020, cả nước có 1.600 tổ chức hành nghề công chứng

(VOV) -Theo Quy hoạch, TP Hà Nội sẽ có 121 tổ chức hành nghề công chứng, TP HHCM là 110, Thanh Hóa 83…