Bộ trưởng Y tế đưa ra giải pháp chống quá tải bệnh viện
Ngành y tế khẳng định sẽ phải xây thêm bệnh viện, tuy nhiên vấn đề ngân sách đang là trở ngại lớn nhất trong lộ trình “giảm tải”.
Tại buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân ngày 7/1, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, ngành y tế nước ta đã có nhiều thành tựu ngang tầm khu vực, quốc tế (như gép tạng nạn nhân chết não, can thiệp tim mạch, tự sản xuất nhiều loại vaccine tiêm chủng mở rộng cho trẻ em)… Tuy nhiên, quá tải bệnh viện đang trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết, bởi đây là nguyên nhân dẫn tới cái vòng luẩn quẩn: quá tải - dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh thấp; quá tải - dẫn đến tiêu cực; quá tải - dẫn đến… thêm bệnh khi đi bệnh viện...
Hiện nay, trong khi các tuyến y tế cơ sở xã, phường, huyện… thậm chí “ế” , mặc dù nhiều nơi đã được trang bị cơ sở vật chất đầy đù, có bác sỹ chuyên khoa. Song bệnh nhân vẫn ùn ùn đỏ về các tuyến y tế Trung ương, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM, dẫn đến tình trạng quá tải, nhất là các bệnh viện như: Chợ Rẫy, Từ Dũ (TP HCM); Bạch Mai, Ung bướu, Viện Nhi Trung ương, Phụ Sản Trung ương… (Hà Nội).
Người dân không nhất thiết phải về Trung ương để khám chữa bệnh |
Lý giải vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, quỹ đất dành cho bệnh viện không “đẻ” được, trong khi dân số gia tăng, nhiều căn bệnh diễn biến phức tạp; đầu tư cho mạng lưới y tế cơ sở còn hạn chế; đời sống người dân được nâng cao, phương tiện “lên Trung ương khám chữa bệnh” cũng thuận tiện; bảo hiểm y tế tăng, trong khi chúng ta áp dụng cơ thể khám bảo hiểm y tế ban đầu ở bất cứ đâu…
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi: “Khi nào hết quá tải”, Bộ trưởng Y tế cho rằng, để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải nỗ lực tổng hợp cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương. Bà cũng kêu gọi người dân hãy tin tưởng đển các cơ sở y tế địa phương để khám chữa bệnh ban đầu.
“Có người ở vùng sâu, vùng xa chỉ mắc những bệnh thông thường cũng tìm về Hà Nội khám là không cần thiết. Điều này góp phần gây quá tải bệnh viện”, bà Bộ trưởng nói. Bà Kim Tuyến cho rằng, theo đánh giá có tới 60% số lượng bệnh nhân nằm ở tuyến Trung ương có thể điều trị được ngay tại cơ sở.
Bộ trưởng Kim Tiến cũng khẳng định chưa có mốc thời gian để nói “hết quá tải bệnh viện”. Tuy nhiên sẽ “cố gắng càng sớm càng tốt”, đồng thời đưa ra những giải pháp cho vấn đề này. Trong đó trước mắt là kê thêm giường bệnh; cải cách hành chính, trong đó tăng giờ làm việc, kể cả thứ 7, Chủ nhật; ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh, giúp giảm thời gian nằm viện và chờ đợi; khuyến khích mở bệnh viện tư nhân. Bên cạnh đó, Bộ cũng thực hiện đề án chuyển giao công nghệ từ tuyến trên cho hệ thống y tế cơ sở, cùng các cải cách hành chính khách.
“Hiện đến năm 2011 chúng ta mới đạt tỷ lệ 20,5 gường/1 vạn dân, trong khi quy định chung ít nhất 33 giường; ở Hàn Quốc là 86 giường, Nhật Bản 140 giường/1 vạn dân”, Bộ trưởng dẫn chứng về “sự quá tải” ở nước ta.
Người “thuyền trưởng” ngành y tế khẳng định sẽ “tăng số giường bệnh”, có nghĩa phải xây thêm bệnh viện, tuy nhiên vấn đề ngân sách đang là trở ngại lớn nhất trong lộ trình “giảm tải”. “Một mình ngành y tế không làm được, cho nên sẽ mãi mãi thế này nếu không có sự vào cuộc tổng lực của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân. Nhà nước phải đầu tư là chính”, Bộ trưởng khẳng định.
Việc đổi mới cơ chế tài chính cũng sẽ được ngành y tế làm quyết liệt trong thời gian tới, hướng tới có tích luỹ, vì hiện thu chưa đủ chi. “Một đôi gang tay giá đã 2.000 đồng mà khám chỉ có 3.000 đồng, chưa kể đủ thứ tiền gánh vào. Giá giờ đã quá lạc hậu rồi”, bà Kim Tuyến nói. Bộ trưởng cũng cho biết sẽ áp dụng quy chế chuyển bệnh nhân.
“Phải tách luồng như giao thông, sau đó mới thành thói quen như… đội mũ bảo hiểm. Bệnh nhân phải đến khám tuyến ban đầu… Ngày xưa vẫn đẻ nhà hộ sinh, nay cớ gì lên tận Trung ương? Cái chính là quá tải cho nên chất lượng khám chữa bệnh sẽ không tốt”- Bộ trưởng nhấn mạnh./.