Bộ Y tế yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ dịch cúm, sởi

Bộ Y tế vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Theo Bộ Y tế, mặc dù số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán năm 2025, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến so với số mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12/2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương.

Hiện nay đang trong giai đoạn thời tiết mùa Đông Xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...

Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm việc tiêm chủng chống dịch sởi, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình. Đồng thời, đảm bảo kinh phí và huy động sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp, các ban, ngành, đoàn thể để triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là việc triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn.

Các địa phương thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi; tiếp tục duy trì và tăng cường tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ.

Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm; đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu điều trị và phòng, chống bệnh truyền nhiễm; đồng thời, chỉ đạo việc tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, trung tâm thương mại, các khu vực công cộng tập trung đông người.

Đặc biệt khuyến cáo, người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; khuyến khích người dân chủ động tiêm vaccine phòng cúm; tiêm vaccine có thành phần sởi, rubella đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Ngoài ra, Ban Quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành Giáo dục, các cơ sở giáo dục đào tạo phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh...

Dịch cúm tại Nhật Bản và câu chuyện đáng suy ngẫm tại Việt Nam

VOV.VN - Trước tình hình bệnh cúm lan rộng với nhiều bệnh nhân trở nặng đến mức độ nguy hiểm, Bộ Y tế đã thông tin về việc theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh cúm tại các nước, trong đó có Nhật Bản - nơi bệnh dịch này vẫn đang tiếp tục hoành hành, gây lo ngại sâu sắc trong toàn xã hội.

Vì sao tiêm vaccine cúm vẫn mắc cúm?

VOV.VN - Vaccine cúm tạo ra kháng thể để bảo vệ người tiêm trước cúm. Tương tự một số loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác, vaccine cúm không đảm bảo 100% người tiêm sẽ không nhiễm bệnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trẻ mắc cúm A thường có biểu hiện như thế nào, chăm sóc ra sao?
Trẻ mắc cúm A thường có biểu hiện như thế nào, chăm sóc ra sao?

VOV.VN - Triệu chứng ban đầu của mắc cúm A hay bệnh cúm mùa nói chung và nhiễm các virus gây viêm đường hô hấp khác là tương tự nhau. Do đó cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau đây để đưa con đi khám sớm nhất có thể.

Trẻ mắc cúm A thường có biểu hiện như thế nào, chăm sóc ra sao?

Trẻ mắc cúm A thường có biểu hiện như thế nào, chăm sóc ra sao?

VOV.VN - Triệu chứng ban đầu của mắc cúm A hay bệnh cúm mùa nói chung và nhiễm các virus gây viêm đường hô hấp khác là tương tự nhau. Do đó cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau đây để đưa con đi khám sớm nhất có thể.

Vì sao tiêm vaccine cúm vẫn mắc cúm?
Vì sao tiêm vaccine cúm vẫn mắc cúm?

VOV.VN - Vaccine cúm tạo ra kháng thể để bảo vệ người tiêm trước cúm. Tương tự một số loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác, vaccine cúm không đảm bảo 100% người tiêm sẽ không nhiễm bệnh.

Vì sao tiêm vaccine cúm vẫn mắc cúm?

Vì sao tiêm vaccine cúm vẫn mắc cúm?

VOV.VN - Vaccine cúm tạo ra kháng thể để bảo vệ người tiêm trước cúm. Tương tự một số loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác, vaccine cúm không đảm bảo 100% người tiêm sẽ không nhiễm bệnh.

Cụ bà 78 tuổi mắc cúm A nhập viện trong tình trạng nguy kịch
Cụ bà 78 tuổi mắc cúm A nhập viện trong tình trạng nguy kịch

VOV.VN - Cụ bà 78 tuổi mắc cúm A với tình trạng ho, khó thở. Nghĩ mình bị cảm cúm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Thế nhưng khi bệnh diễn biến nặng, bà được nhập viện trong tình trạng phổi tổn thương 50%.

Cụ bà 78 tuổi mắc cúm A nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Cụ bà 78 tuổi mắc cúm A nhập viện trong tình trạng nguy kịch

VOV.VN - Cụ bà 78 tuổi mắc cúm A với tình trạng ho, khó thở. Nghĩ mình bị cảm cúm thông thường nên tự điều trị ở nhà. Thế nhưng khi bệnh diễn biến nặng, bà được nhập viện trong tình trạng phổi tổn thương 50%.