Các địa phương tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

VOV.VN - Năm học mới vừa bắt đầu, thế nhưng, cùng với niềm vui được tới trường học trực tiếp của học sinh, thì các nhà quản lý cũng còn nhiều trăn trở, lo âu khi triển khai chương trình GDPT 2018 trong điều kiện thiếu giáo viên các môn học mới.

 

Năm học mới 2022-2023 đã chính thức bắt đầu. Năm học này thuận lợi hơn khi dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, không gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục như hai năm vừa qua. Thế nhưng, cùng với niềm vui được tới trường học trực tiếp của học sinh, thì các nhà quản lý cũng còn nhiều trăn trở, lo âu khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong điều kiện thiếu giáo viên các môn học mới. Vì thế, tùy theo điều kiện thực tế, mỗi trường, mỗi địa phương đều có các giải pháp để đảm bảo đủ giáo viên dạy các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo Bộ GD-ĐT, cả nước còn thiếu khoảng 95.000 giáo viên các cấp, đồng thời thừa giáo viên cục bộ ở nhiều địa phương, cấp học. Bên cạnh đó, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 10 năm (từ năm 2012 đến năm 2022), học sinh cả nước tăng 4 triệu, tương đương với 22,5%. Trong khi đó, số giáo viên chỉ tăng 8,7%. Nếu tính riêng bậc phổ thông, số học sinh tăng hơn 21%, còn số giáo viên lại giảm 4,05%. Vì thế, dù Chương trình giáo dục phổ thông mới đã triển khai sang năm học thứ 3, nhưng tình trạng thiếu giáo viên các môn học mới như Tiếng Anh (ở cấp tiểu học), Tin học, Công nghệ, Nghệ thuật… vẫn là khó khăn lớn nhất đối với các cơ sở giáo dục. Thiếu giáo viên, nhiều trường trung học phổ thông phải bỏ các môn học này ra khỏi danh sách đăng ký môn học tự chọn, còn các trường tiểu học buộc phải giảm số buổi học theo quy định.

Ông Đoàn Minh Châu, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội cho biết: "Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy môn mỹ thuật âm nhạc. Thứ nhất và về cơ sở vật chất, chưa có phòng âm nhạc, yêu cầu đầu tư khá lớn, nhu cầu của học sinh chưa biết sử dụng nhạc cụ gì, khó khăn thứ 2 về đội ngũ giáo viên, nhà trường chưa có giáo viên dạy mỹ thuật, âm nhạc".

Bà Đào Thị Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sông Cầu, tỉnh Bắc Kạn cũng nêu thực tế: "Để đảm bảo dạy 2 buổi/1 ngày nghĩa là 1,5 giáo viên/1 lớp, thì hiện nay giáo viên của chúng tôi đang thiếu đến 4,5 giáo viên. Chúng tôi xử lý bằng cách là đã giảm số buổi học".

Hiện Bộ Chính trị đã giao bổ sung trên 65.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn 2022-2026 và riêng năm học này là trên 27.000 biên chế giáo viên, nhưng việc tuyển dụng cũng cần có thời gian và nguồn tuyển tốt. Vì thế, để có đủ giáo viên dạy theo chương trình mới ngay trong năm học này, giải pháp được nhiều trường, địa phương lựa chọn đó là thuê giáo viên dạy theo hợp đồng.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo quận Hà Đông, thành phố Hà Nội cho biết: "Về đội ngũ, hiện nay ngành đang thiếu rất là nhiều và chúng tôi cũng phải có giải pháp để hợp đồng với giáo viên về hưu cũng như hợp đồng với giáo viên trẻ mới ra trường cho ngành".

Bà Nguyễn Thúy Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hữu Hòa (Hà Nội) cho rằng, nếu không ký hợp đồng thì nhà trường sẽ không đủ giáo viên để dạy. Ví dụ với môn Tin học, khối 3, 1 tiết, khối 4, khối 5 quy định là mỗi một lớp là dạy 2 tiết, nếu không có hợp đồng thì nhà trường chỉ sắp xếp được mỗi lớp dạy 1 tiết không đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Nhưng khi hợp đồng vào thì đủ theo quy định là mỗi một lớp học 2 tiết Tin học 1 tuần.

Một phương án cũng được nhiều địa phương thực hiện trong khi chờ được bổ sung biên chế giáo viên đó là bố trí giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học dạy liên trường, dạy nhiều điểm trường.

Ông Phạm Văn Phôi, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết: "Giải pháp đối với số giáo viên thiếu để đảm bảo dạy môn tiếng Anh của lớp 3, Phòng tham mưu cho UBND huyện phân công giáo viên tiếng Anh cấp THCS trên cùng địa bàn xã kiêm nhiệm dạy môn tiếng Anh đối với lớp 3 của trường tiểu học trên địa bàn xã ấy. Thứ 2 là Phòng tham mưu cho UBND huyện biệt phái những giáo viên ở những đơn vị mà đang có 2 giáo viên chẳng hạn thì biệt phái đến những đơn vị mà chưa có giáo viên để đảm bảo dạy học đối với tiếng Anh lớp 3".

Có thể thấy, phương án mà các trường, địa phương đang triển khai trong năm học này là giải pháp trước mắt để có thể khắc phục tạm thời tình trạng thiếu giáo viên, đáp ứng đủ tiêu chí dạy học tối thiểu cho chương trình mới. Năm học mới đã bắt đầu, những khó khăn về thiếu giáo viên vẫn đang tiếp diễn, nhưng các thầy cô giáo, các cơ sở giáo dục đều đang cố gắng khắc phục, để các học sinh được học tập trong điều kiện tốt nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ngãi không để thiếu giáo viên trong năm học mới
Quảng Ngãi không để thiếu giáo viên trong năm học mới

VOV.VN - Năm học mới 2022-2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tuyển dụng 1.053 giáo viên từ bậc mầm non đến trung học phổ thông. Theo kế hoạch, việc tuyển dụng giáo viên bổ sung cho các cơ sở giáo dục được tổ chức vào 6/11/2022.

Quảng Ngãi không để thiếu giáo viên trong năm học mới

Quảng Ngãi không để thiếu giáo viên trong năm học mới

VOV.VN - Năm học mới 2022-2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tuyển dụng 1.053 giáo viên từ bậc mầm non đến trung học phổ thông. Theo kế hoạch, việc tuyển dụng giáo viên bổ sung cho các cơ sở giáo dục được tổ chức vào 6/11/2022.

Thủ tướng yêu cầu bố trí quỹ đất xây trường lớp, khắc phục việc thiếu giáo viên
Thủ tướng yêu cầu bố trí quỹ đất xây trường lớp, khắc phục việc thiếu giáo viên

VOV.VN - UBND tỉnh, thành phố cần có các biện pháp, phương án cụ thể giải quyết vấn đề trường, lớp tại từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, học sinh, không để tình trạng gây bức xúc trong nhân dân.

Thủ tướng yêu cầu bố trí quỹ đất xây trường lớp, khắc phục việc thiếu giáo viên

Thủ tướng yêu cầu bố trí quỹ đất xây trường lớp, khắc phục việc thiếu giáo viên

VOV.VN - UBND tỉnh, thành phố cần có các biện pháp, phương án cụ thể giải quyết vấn đề trường, lớp tại từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, học sinh, không để tình trạng gây bức xúc trong nhân dân.

Tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên cho năm học mới
Tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên cho năm học mới

VOV.VN - Chỉ còn ít ngày nữa, năm học mới 2022-2023 sẽ chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, cả nước vẫn còn thiếu hơn 95.000 giáo viên. Đây là bài toán “cân não” và đặt ra thách thức lớn đối với các địa phương, với ngành giáo dục.

Tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên cho năm học mới

Tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên cho năm học mới

VOV.VN - Chỉ còn ít ngày nữa, năm học mới 2022-2023 sẽ chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, cả nước vẫn còn thiếu hơn 95.000 giáo viên. Đây là bài toán “cân não” và đặt ra thách thức lớn đối với các địa phương, với ngành giáo dục.

Đắk Lắk chủ động các phương án dạy học trong bối cảnh thiếu giáo viên
Đắk Lắk chủ động các phương án dạy học trong bối cảnh thiếu giáo viên

VOV.VN - Trong bối cảnh tỉnh Đắk Lắk đang thiếu 1.260 giáo viên, ngành giáo dục ở tỉnh đã và đang chủ động xây dựng các phương nhằm đảm bảo công tác giảng dạy trong năm học mới này.

Đắk Lắk chủ động các phương án dạy học trong bối cảnh thiếu giáo viên

Đắk Lắk chủ động các phương án dạy học trong bối cảnh thiếu giáo viên

VOV.VN - Trong bối cảnh tỉnh Đắk Lắk đang thiếu 1.260 giáo viên, ngành giáo dục ở tỉnh đã và đang chủ động xây dựng các phương nhằm đảm bảo công tác giảng dạy trong năm học mới này.

Nhiều giải pháp khi thiếu giáo viên trước thềm năm học mới ở Gia Lai
Nhiều giải pháp khi thiếu giáo viên trước thềm năm học mới ở Gia Lai

VOV.VN - Năm học mới 2022-2023, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đang thiếu hơn 3.700 giáo viên đứng lớp. Trước khó khăn này, nhiều giải pháp cấp bách được các cơ sở giáo dục triển khai nhằm bảo đảm chất lượng dạy và học.

Nhiều giải pháp khi thiếu giáo viên trước thềm năm học mới ở Gia Lai

Nhiều giải pháp khi thiếu giáo viên trước thềm năm học mới ở Gia Lai

VOV.VN - Năm học mới 2022-2023, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đang thiếu hơn 3.700 giáo viên đứng lớp. Trước khó khăn này, nhiều giải pháp cấp bách được các cơ sở giáo dục triển khai nhằm bảo đảm chất lượng dạy và học.