Các quốc gia trên thế giới có thưởng tiền tố giác người vi phạm giao thông?

VOV.VN - Theo chuyên gia, một số quốc gia đã từng áp dụng hình thức thưởng tiền cho người báo tin vi phạm giao thông, tuy nhiên hiệu quả và những tác động của chính sách này còn nhiều tranh cãi. Về cơ bản, đây là một trong các hình thức không được thế giới áp dụng rộng rãi.

Thưởng tiền người tố giác vi phạm giao thông chỉ là giải pháp ngắn hạn

Mới đây, Bộ Công an đưa ra đề xuất mới về việc các cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính có thể khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã cung cấp thông tin có giá trị giúp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Nếu mua tin thì mức chi mỗi vụ việc bằng 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân; nhưng không quá 5 triệu đồng. Trường hợp tập thể, cá nhân đã cung cấp thông tin có giá trị giúp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì mức chi không quá 5 triệu đồng mỗi vụ việc.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông cho rằng: "Việc thưởng tiền cho người báo tin vi phạm giao thông là một vấn đề dễ gây nhiều tranh cãi, do việc này có những ưu điểm và cũng có những nhược điểm".

Ưu điểm được TS. Nguyễn Hữu Đức chỉ ra là giúp khuyến khích người dân tham gia giám sát; Nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm; Xây dựng ý thức trách nhiệm của cộng đồng. "Khi có phần thưởng, người dân sẽ tích cực hơn trong việc quan sát và báo cáo các hành vi vi phạm giao thông. Điều này giúp tăng cường sự giám sát của cộng đồng, góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm. Nhờ những thông tin chính xác từ người dân, cơ quan chức năng có thể nhanh chóng xác minh và xử lý các vụ việc vi phạm, giúp giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Việc tham gia báo cáo vi phạm giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông", TS. Nguyễn Hữu Đức phân tích.

Nhược điểm của việc thưởng tiền này có thể dẫn đến tình trạng "săn" lỗi; Gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh; Không phải là giải pháp lâu dài: "Một số người có thể lợi dụng chính sách này để "săn" lỗi của người khác, gây ra những rắc rối không đáng có. Việc thưởng tiền có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân, dẫn đến những hành vi tiêu cực. Việc thưởng tiền chỉ là một giải pháp tình thế, không thể giải quyết tận gốc vấn đề vi phạm giao thông. Để giải quyết vấn đề này, cần có những giải pháp đồng bộ, như nâng cao ý thức người dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác tuyên truyền...".

TS. Nguyễn Hữu Đức lo ngại như: "Việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người báo cáo có thể đặt ra những vấn đề về quyền riêng tư. Có thể xảy ra tình trạng người dân lợi dụng chính sách để báo cáo sai sự thật hoặc "săn" lỗi của người khác. Việc triển khai và duy trì hệ thống thưởng có thể tốn kém. Việc thưởng tiền chỉ là một giải pháp ngắn hạn, để giải quyết vấn đề vi phạm giao thông một cách bền vững cần có những giải pháp tổng thể hơn".

Các quốc gia trên thế giới có thưởng tiền như vậy không?

TS. Nguyễn Hữu Đức cho biết: "Một số quốc gia đã từng áp dụng hình thức thưởng tiền cho người báo tin vi phạm giao thông, tuy nhiên hiệu quả và những tác động của chính sách này còn nhiều tranh cãi. Về cơ bản, đây là một trong các hình thức không được thế giới áp dụng rộng rãi".

Cụ thể, nhiều thành phố ở Mỹ đã thử nghiệm các ứng dụng cho phép người dân báo cáo vi phạm giao thông và nhận phần thưởng nhỏ. Tuy nhiên, quy mô và hiệu quả của các chương trình này khá đa dạng giữa các địa phương. Một số quốc gia châu Âu như Hà Lan, Đức đã có những dự án thử nghiệm liên quan đến việc khuyến khích người dân báo cáo vi phạm giao thông. Tuy nhiên, các hình thức khuyến khích thường đa dạng hơn là chỉ đơn thuần thưởng tiền mặt.

Tại các nước châu Á, ngoài Singapore, một số quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan cũng đã có những đề xuất hoặc thử nghiệm các hình thức khuyến khích tương tự.

Về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông) cho biết, đề xuất của Bộ Công an mới là dự thảo, cơ quan soạn thảo sẽ ghi nhận ý kiến của người dân, cơ quan, bộ, ngành để có sự tiếp thu, điều chỉnh hợp lý. Nếu như đề xuất được thông qua thì đây sẽ là "bộ khung pháp lý" để thực hiện cơ chế trả tiền mua tin hoặc thưởng tiền cho người cung cấp thông tin vi phạm trật tự an toàn giao thông. Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng thông tư hướng dẫn chi tiết về cơ chế chi trả.

Về nguyên tắc, yêu cầu đối với thông tin cung cấp để được trả tiền hoặc thưởng tương tự với các quy định về tiếp nhận thông tin phản ánh liên quan đến trật tự an toàn giao thông đang áp dụng hiện nay. Điển hình như thông tin phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm và còn thời hiệu xử phạt; cơ quan tiếp nhận có thể thực hiện giám định thông tin trong trường hợp cần thiết. Hoặc tổ chức, cá nhân phải có tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin cung cấp. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm bảo mật thông tin của người cung cấp thông tin…

Quy trình tiếp nhận thông tin sẽ được áp dụng tối đa yếu tố công nghệ thông tin. Ngoài việc tiếp nhận qua cổng thông tin điện tử, đường dây nóng hoặc trang Facebook, Zalo… như hiện nay, Bộ Công an dự kiến xây dựng một ứng dụng (app) để thống nhất đầu mối tiếp nhận thông tin trên toàn quốc. Khi người dân gửi thông tin vào ứng dụng này, cơ quan quản lý sẽ phân công cho công an các tỉnh, huyện theo thẩm quyền và địa bàn, đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý diễn ra kịp thời.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thưởng người tố giác vi phạm giao thông: Tránh xâm phạm quyền cá nhân
Thưởng người tố giác vi phạm giao thông: Tránh xâm phạm quyền cá nhân

VOV.VN - Theo chuyên gia, việc thưởng người tố giác vi phạm giao thông giúp khích lệ người dân tham tố giác hơn, nhưng tránh xảy ra tình trạng "đua nhau săn tiền thưởng" dẫn tới nguy cơ xâm phạm hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác.

Thưởng người tố giác vi phạm giao thông: Tránh xâm phạm quyền cá nhân

Thưởng người tố giác vi phạm giao thông: Tránh xâm phạm quyền cá nhân

VOV.VN - Theo chuyên gia, việc thưởng người tố giác vi phạm giao thông giúp khích lệ người dân tham tố giác hơn, nhưng tránh xảy ra tình trạng "đua nhau săn tiền thưởng" dẫn tới nguy cơ xâm phạm hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác.

Nhiều nước xử phạt vi phạm giao thông từ clip người dân tố giác
Nhiều nước xử phạt vi phạm giao thông từ clip người dân tố giác

VOV.VN -Việc huy động người dân tham gia giám sát hành vi của người tham gia giao thông đã được chính quyền cấp thành phố, cấp bang ở nhiều nước thực hiện. Việc này không chỉ góp phần giúp đường phố thêm an toàn, người dân còn được thưởng khoản tiền không nhỏ.

Nhiều nước xử phạt vi phạm giao thông từ clip người dân tố giác

Nhiều nước xử phạt vi phạm giao thông từ clip người dân tố giác

VOV.VN -Việc huy động người dân tham gia giám sát hành vi của người tham gia giao thông đã được chính quyền cấp thành phố, cấp bang ở nhiều nước thực hiện. Việc này không chỉ góp phần giúp đường phố thêm an toàn, người dân còn được thưởng khoản tiền không nhỏ.

Báo tin vi phạm giao thông: Có nhất thiết thưởng tiền để khuyến khích?
Báo tin vi phạm giao thông: Có nhất thiết thưởng tiền để khuyến khích?

VOV.VN - Tình hình giao thông sẽ thay đổi thế nào, nếu mỗi vi phạm đều được cộng đồng giám sát? Việc mua tin hoặc thưởng tiền sẽ có tác động ra sao, và có nên xem là một giải pháp để tăng cường đảm bảo TT ATGT trong thời gian tới?

Báo tin vi phạm giao thông: Có nhất thiết thưởng tiền để khuyến khích?

Báo tin vi phạm giao thông: Có nhất thiết thưởng tiền để khuyến khích?

VOV.VN - Tình hình giao thông sẽ thay đổi thế nào, nếu mỗi vi phạm đều được cộng đồng giám sát? Việc mua tin hoặc thưởng tiền sẽ có tác động ra sao, và có nên xem là một giải pháp để tăng cường đảm bảo TT ATGT trong thời gian tới?