Các thầy cô mong món quà gì?

VOV.VN - Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) là một dịp lễ đặc biệt để những thế hệ học trò thể hiện tình cảm đồng thời nói lời tri ân đến các thầy cô. Vậy điều các cô mong mỏi nhận được trong ngày của mình này là gì?

 

Phóng viên có cuộc trò chuyện cùng với TS Nguyễn Thương Huyền, Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền xung quanh chủ đề này.

PV: Chào TS Nguyễn Thương Huyền, chị đã công tác trong ngành giáo dục bao lâu rồi?

TS Nguyễn Thương Huyền: Mình công tác trong ngành giáo dục đến nay được 12 năm.

PV: Chắc hẳn hôm nay là một ngày rất bận rộn với cá nhân chị và cả các đồng nghiệp. Chị có thể chia sẻ ấn tượng về ngày 20/11 với chị là gì?

TS Nguyễn Thương Huyền: Thật ra là 12 năm làm giảng viên nhưng mình cũng đã gắn bó với cả môi trường giáo dục cũng rất là lâu rồi. Mình cũng có rất nhiều ấn tượng đẹp đối với cả nghề giáo. Tuy nhiên, ấn tượng sâu sắc nhất đối với mình đấy là năm đầu tiên mình làm giảng viên và làm giáo viên chủ nhiệm của các bạn sinh viên và lúc đó thì mình cũng chỉ hơn các bạn thì có 2- 3 tuổi thôi.

Thực ra là khoảng cách tuổi đó không phải là quá nhiều nên vừa là cô giáo, vừa là bạn và vừa là chị để chia sẻ với bạn sinh viên của mình.

PV: Lần đầu tiên làm giáo viên chủ nhiệm, lại có các học trò cùng thế hệ. Quả là một năm đặc biệt với chị. Hãy nói về các món quà đi, món quà nào mà chị nhớ nhất?

TS Nguyễn Thương Huyền: Món quà mà mình nhớ nhất lại không phải là món quà về vật chất giống như là mọi người hình dung mà đó là món quà tinh thần. Như mình đã chia sẻ về khóa sinh viên đầu tiên của mình, vì chỉ hơn các bạn có 3 tuổi thôi thế nên thầy trò rất vui vẻ và rất gần gũi với nhau.

Vào ngày 20 tháng 11 đầu tiên, các bạn có quay 1 clip và các bạn sinh viên trong lớp gửi lời chúc mừng riêng của từng bạn đến với cô giáo và những lời chúc đó thì cho đến bây giờ mình vẫn rất nhớ và rất ấn tượng.

PV: Đấy là một cách chúc mừng của các bạn trẻ nay rất khác so với trước kia. Chị thấy sự thể hiện tình cảm của thế hệ học trò trước đây có khác biệt nhiều so với hiện nay không?

TS Nguyễn Thương Huyền: Đối với các bạn sinh viên thì mình nghĩ rằng là với mỗi một thế hệ 7x, 8x, 9x và bây giờ là GenZ thì các bạn ý đều có những cách để thể hiện tình cảm của mình rất là khác nhau. Với thế hệ trước thì mình thấy rằng là đến ngày nhà giáo Việt Nam thì có thể cả lớp sẽ tập trung lại và đến thăm các thầy cô mình đang học, đến thăm các thầy cô giáo cũ, có những chương trình tại trường, tại lớp.

Bây giờ, như mình là 8x thì lúc mình đang còn là học sinh, sinh viên thì mình cũng có những chương trình để chúc mừng các thầy các cô của mình. Ví dụ như là chuẩn bị những món quà nho nhỏ rồi làm thiệp…

Thế nhưng mà đến bây giờ thì các bạn học sinh, sinh viên các bạn rất sáng tạo, gửi lời chúc mừng có thể là qua mạng xã hội, qua những tin nhắn.

Mình nghĩ rằng là với mỗi một thế hệ cho dù cách thể hiện khác nhau nhưng mà đều tất cả tựu trung lại đều là một ngày để có thể được tri ân được đến với cả các thầy, các cô giáo đang dạy và đã dạy mình.

PV: Với học sinh, sinh viên khi nghĩ về ngày 20/11 thì luôn trong sáng. Thế nhưng, có trường hợp phụ huynh lại nhân dịp này để tặng quà thầy cô vì mục đích khác. Chị nghĩ sao về hiện tượng này?

TS Nguyễn Thương Huyền: Mình không biết các môi trường khác như thế nào nhưng môi trường của mình thì gần như là không có và mình cũng không gặp phải điều đó, không có việc “nhân dịp, nhân danh” để mà có những món quà mang tính vật chất.

Còn đối với câu chuyện này, vì mình cũng là một người mẹ, là một phụ huynh, mình thấy rằng có rất nhiều những trường học, đặc biệt là những cấp 1, cấp 2, cấp 3 khi các con còn đang nhỏ, các con còn đang chịu khá nhiều sự phụ thuộc và bố mẹ tự nhận và tự gắn với trách nhiệm này đối với mình.

Mình thấy cũng có những gia đình thì không chỉ nghĩ đến cái việc tri ân thầy cô nhân ngày 20/11 mà còn có thể có những hành động hơi nặng nề quá về vật chất. Thực ra việc này cũng lại là những áp lực cho các phụ huynh khác nữa.

Mình hướng dẫn con mình là con thử suy nghĩ và có những món quà về tinh thần dành cho cô để cảm ơn cô vì trong suốt cả năm học cô đã chăm sóc, dạy bảo cho con. Bạn nhà mình cũng như là các bạn trong lớp cũng đã tự chuẩn bị những tấm thiệp thiết kế có cả ảnh của cô rồi nhờ bố mẹ in và mang đến tặng cho cho cô giáo.

Hiện nay thì các bạn ấy đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và cũng đang cố gắng để chuẩn bị những bất ngờ để cho cô vui. Và mình nghĩ rằng là món quà đó nó có ý nghĩa hơn rất là nhiều và nếu như mình là cô giáo và nhận được món quà đó thì mình cũng cảm thấy rất xúc động.

PV: Cảm ơn TS Nguyễn Thương Huyền về cuộc trò chuyện. Chúc chị thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc với nghề mình đã chọn!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp
Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp

VOV.VN - Ung thư vú, ung thư tử cung, rồi u não… nhưng cô giáo Đoàn Thị Nghĩa Thái, giáo viên môn lịch sử (Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn kiên trì vượt qua bạo bệnh bám lớp, bám trường.

Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp

Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp

VOV.VN - Ung thư vú, ung thư tử cung, rồi u não… nhưng cô giáo Đoàn Thị Nghĩa Thái, giáo viên môn lịch sử (Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn kiên trì vượt qua bạo bệnh bám lớp, bám trường.

Niềm vui của những thầy cô giáo “cõng” chữ lên Núi Chúa
Niềm vui của những thầy cô giáo “cõng” chữ lên Núi Chúa

VOV.VN - Bà cháu cùng đến lớp, mẹ con cùng đi học, học sinh nhỏ tuổi nhất ngoài 25, lớn tuổi nhất cũng đã 70. Sáng vào rừng, trưa lên rẫy, chiều tối về lại lên lớp học. Còn những thầy, cô giáo đêm đêm “cõng” chữ lên núi này cũng lấy sự hào hứng, phấn khích từ lớp học để làm niềm vui, làm động lực cho chính mình.

Niềm vui của những thầy cô giáo “cõng” chữ lên Núi Chúa

Niềm vui của những thầy cô giáo “cõng” chữ lên Núi Chúa

VOV.VN - Bà cháu cùng đến lớp, mẹ con cùng đi học, học sinh nhỏ tuổi nhất ngoài 25, lớn tuổi nhất cũng đã 70. Sáng vào rừng, trưa lên rẫy, chiều tối về lại lên lớp học. Còn những thầy, cô giáo đêm đêm “cõng” chữ lên núi này cũng lấy sự hào hứng, phấn khích từ lớp học để làm niềm vui, làm động lực cho chính mình.

Khuyến học, khuyến tài: Bắc Ninh trao thưởng cho gần 600 cá nhân xuất sắc
Khuyến học, khuyến tài: Bắc Ninh trao thưởng cho gần 600 cá nhân xuất sắc

VOV.VN - Tối 19/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ Bắc Ninh với khuyến học, khuyến tài 2022”.

Khuyến học, khuyến tài: Bắc Ninh trao thưởng cho gần 600 cá nhân xuất sắc

Khuyến học, khuyến tài: Bắc Ninh trao thưởng cho gần 600 cá nhân xuất sắc

VOV.VN - Tối 19/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ Bắc Ninh với khuyến học, khuyến tài 2022”.