Cách dùng tỏi để kiểm soát huyết áp hiệu quả
Thứ Ba, 19:28, 30/05/2017
VOV.VN - Bạn muốn hạ huyết áp mà không có tác dụng phụ của thuốc? Nếu bạn muốn tập một cách giảm huyết áp đơn và hiệu quả, lựa chọn tốt nhất chính là tỏi.
1. Tỏi sống: Ăn tỏi sống là một trong số các phương thuốc thảo dược cho cao huyết áp. Khi nhai tỏi sống sẽ kích hoạt allinase để giải phóng allicin tối đa. Bạn có thể ăn 1-1,5 gam tỏi tươi hoặc sấy khô mỗi ngày để kiểm soát huyết áp của bạn. |
2. Tỏi bột: Tiêu thụ hằng ngày 600-900 mg bột tỏi sẽ giảm khoảng 9-12% huyết áp. Một liều 600 mg bột tỏi có chứa 3,6 mg allicin và 900 mg có chứa 5,4 mg allicin. Ăn bột tỏi hàng ngày là một trong những phương pháp chữa bệnh tự nhiên cho huyết áp cao. |
3. Tỏi nấu chín: Nấu ăn có thể làm mất allinase và các hợp chất chứa lưu huỳnh khác. Allicin có tính chất không ổn định cao. Do sự không ổn định này, tỏi nấu chín có ít khả năng thải ra allicin. Xay tỏi và để nó 10 phút trước khi nấu sẽ đủ thời gian để allinase hoạt động trước khi nó bị khử hoạt tính bằng nhiệt. |
4. Tỏi Trong salad: Những lát tỏi mỏng có thể được bổ sung trực tiếp vào món salad yêu thích của bạn. Tỏi xay nhuyễn cũng là một lựa chọn tốt. Hãy thêm món salad với tỏi này vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn và quên đi các loại thảo mộc đắt tiền khác để kiểm soát huyết áp cao. |
5. Dầu ô liu có hương vị tỏi: Bạn có thể làm điều này tại nhà một cách dễ dàng. Đun sôi một vài nhánh tỏi trong dầu ô liu trong 15 phút. Để nguội và thưởng thức nó cùng với bánh mỳ. |
6. Trà tỏi: Cho 1-3 tép tỏi tươi vào nước đang đun sôi. Tắt ngọn lửa và thêm tỏi thái nhỏ. Đợi cho năm phút và cho trà vào. Thêm một chút mật ong để làm cho trà ngon hơn. Uống một chén trà tỏi mỗi ngày để tránh huyết áp cao. |
Tác dụng phụ: Cũng giống như tất cả các phương pháp điều trị huyết áp tự nhiên khác, đôi khi tỏi cũng có thể gây khó chịu nhất định. Tỏi sống có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá như bị đầy hơi và axit khi uống vào dạ dày rỗng. Nếu bạn bị dị ứng với tỏi, nó có thể gây buồn nôn, nôn, đau đầu, chàm và thở khò khè. |