Cấm người và xe qua cầu Long Biên từ 15h chiều nay

VOV.VN - Do nước sông Hồng lên báo động một, UBND TP Hà Nội quyết định cấm tất cả phương tiện qua cầu Long Biên từ 15h hôm nay đến khi đảm bảo an toàn.

Vào trưa 10/9, mực nước trên sông Hông đã dâng lên cao, tiến rất gần mặt cầu Long Biên. Sở GTVT Hà Nội đã quyết định cấm xe cộ qua lại cầu Long Biên hai chiều từ 15h chiều 10/9.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết sở đã quyết định cấm xe cộ qua lại cầu Long Biên hai chiều cho tới khi nước lũ trên sông Hồng rút và đảm bảo an toàn.

Về phương án phân luồng giao thông, xe cộ nhu cầu đi qua cầu Long Biên lưu thông theo các cầu: Chương Dương, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

Chiều nay, lũ sông Hồng đã lên báo động một 9,5 m (cao nhất là báo động ba). Từ năm 2008 đến nay, lũ mới lên cao như vậy. Với lệnh cấm này, người đi bộ, đi xe đạp, xe máy, xe ba bánh không được qua cầu nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên.

Cũng trong sáng nay, Sở GTVTHà Nội cấm xe khách, xe hợp đồng, ô tô du lịch trên 9 chỗ, ôtô tải trên 0,5 tấn chạy trên cầu Chương Dương qua sông Hồng từ 8h30 do lo ngại mất an toàn.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng đã ký, ban hành Công điện về việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn khai thác các công trình cầu do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Ông Thanh yêu cầu khẩn trương tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá toàn bộ các công trình cầu đang khai thác trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý (đặc biệt là các công trình cầu vượt sông, cầu phao, cầu tạm) để kịp thời phát hiện đưa ra biện pháp xử lý ngay đối với các công trình có nguy cơ mất an toàn khai thác.

Đồng thời, căn cứ thực tế hiện trạng công trình, tình hình nước lũ, quyết định việc tạm dừng hoạt động khai thác kịp thời đối với các công trình cầu không đảm bảo hoặc có nguy cơ mất an toàn giao thông.

“Theo dõi, giám sát thường xuyên tình hình nước lũ trên các tuyến sông, đánh giá các tác động ảnh hưởng đến khả năng khai thác các công trình cầu vượt sông để đưa ra các cảnh báo, biện pháp xử lý phù hợp.

Trong trường hợp cần thiết dừng hoạt động khai thác để tiến hành sửa chữa, cải tạo hoặc thay mới”, Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo.

Trước đó, lúc 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông của Phú Thọ bị sập, trôi hai nhịp thép. Hiện, 3 người được cứu, còn nhiều người mất tích.

Dừng chạy tàu qua cầu Long Biên từ sáng 10/9

Cũng trong sáng nay, ngành đường sắt đã quyết định dừng chạy tàu qua cầu Long Biên do mực nước sông Hồng dâng cao vượt mức giới hạn chạy tàu, lại chảy xiết.

Do vậy, các đoàn tàu tuyến Hà Nội - Hải Phòng chuyển sang khai thác tại ga Gia Lâm. Từ ngày 11/9, Tổng công ty Đường sắt sẽ căn cứ nhu cầu hành khách, tình hình thời tiết để quyết định khai thác số lượng tàu phù hợp.

Riêng tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tạm dừng khai thác tàu khách và tàu hàng do lũ ngập sâu nhiều điểm, đặc biệt những đoạn qua Yên Bái.

Sau khi lũ rút, ngành đường sắt sẽ khảo sát tình trạng đường để quyết định thời điểm chạy tàu trở lại.

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, khởi công tháng 9/1898, do hãng Daydé-Pillié (Pháp) thiết kế và khánh thành năm 1902. Cầu dài 1.691 m, ban đầu là cầu dàn thép, đường sắt chạy ở giữa, hai bên dành cho phương tiện đường bộ. Trong thời gian chiến tranh, cầu bị hư hỏng một số nhịp, Nhà nước đã gia cố tạm bằng các hệ dầm kỹ thuật. Giai đoạn 1995-2010, cầu Long Biên đã được gia cố sửa chữa với tổng mức đầu tư 116 tỷ đồng.

Năm 2015, cầu Long Biên được sửa chữa tổng thể với tổng đầu tư gần 300 tỷ đồng, mục tiêu khai thác an toàn đến năm 2020 khi dự án đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi được triển khai, thay thế cầu Long Biên. Tuy nhiên, dự án đường sắt đô thị số 1 đã được Bộ Giao thông Vân tải bàn giao cho Hà Nội thực hiện, đến nay vẫn chưa được khởi động.

Năm 2021, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã điều chỉnh kinh phí, tập trung cho sửa chữa, gia cố khẩn phần lối đi cho người đi bộ trên cầu Long Biên như thay thế tấm đan, gia cố, sơn lan can. Kinh phí bảo trì cầu Long Biên năm trước là 8,5 tỷ đồng, năm 2022 là hơn 9,7 tỷ đồng bao gồm cả kinh phí bảo dưỡng cầu đường sắt, cầu đường bộ và tuần cầu.

Từ vụ sâp cầu Phong Châu: Mức an toàn của cầu Chương Dương thế nào?

VOV.VN - Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sáng nay (9/9), nhiều người dân Thủ đô bày tỏ quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội khẳng định, cầu Chương Dương tuy xây đã lây nhưng vẫn bảo đảm khả năng chịu lực.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ vụ sâp cầu Phong Châu: Mức an toàn của cầu Chương Dương thế nào?
Từ vụ sâp cầu Phong Châu: Mức an toàn của cầu Chương Dương thế nào?

VOV.VN - Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sáng nay (9/9), nhiều người dân Thủ đô bày tỏ quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội khẳng định, cầu Chương Dương tuy xây đã lây nhưng vẫn bảo đảm khả năng chịu lực.

Từ vụ sâp cầu Phong Châu: Mức an toàn của cầu Chương Dương thế nào?

Từ vụ sâp cầu Phong Châu: Mức an toàn của cầu Chương Dương thế nào?

VOV.VN - Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sáng nay (9/9), nhiều người dân Thủ đô bày tỏ quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội khẳng định, cầu Chương Dương tuy xây đã lây nhưng vẫn bảo đảm khả năng chịu lực.

Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên
Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên

VOV.VN - “Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên” – Đó là điều chúng ta dễ nhận ra khi nhìn những người đi bộ trên cầu Long Biên – cây cầu duy nhất ở Hà Nội hiện nay có phần đường riêng dành cho người đi bộ lên cầu.

Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên

Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên

VOV.VN - “Dòng thời gian chậm lại trên cầu Long Biên” – Đó là điều chúng ta dễ nhận ra khi nhìn những người đi bộ trên cầu Long Biên – cây cầu duy nhất ở Hà Nội hiện nay có phần đường riêng dành cho người đi bộ lên cầu.

Ngậm ngùi trước gia cảnh cặp vợ chồng già ở xóm phao dưới cầu Long Biên
Ngậm ngùi trước gia cảnh cặp vợ chồng già ở xóm phao dưới cầu Long Biên

VOV.VN - Chung cảnh ngộ, vô gia cư, không người thân, ông Nguyễn Văn Thành và bà Nguyễn Thị Thủy đã tìm thấy sự đồng cảm rồi dọn về “góp gạo thổi cơm chung”. Suốt 54 năm qua, cặp vợ chồng nghèo cùng sống lênh đênh trên sông Hồng, thiếu thốn đủ thứ nhưng “căn nhà” luôn rộn rã tiếng cười.

Ngậm ngùi trước gia cảnh cặp vợ chồng già ở xóm phao dưới cầu Long Biên

Ngậm ngùi trước gia cảnh cặp vợ chồng già ở xóm phao dưới cầu Long Biên

VOV.VN - Chung cảnh ngộ, vô gia cư, không người thân, ông Nguyễn Văn Thành và bà Nguyễn Thị Thủy đã tìm thấy sự đồng cảm rồi dọn về “góp gạo thổi cơm chung”. Suốt 54 năm qua, cặp vợ chồng nghèo cùng sống lênh đênh trên sông Hồng, thiếu thốn đủ thứ nhưng “căn nhà” luôn rộn rã tiếng cười.