Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

VOV.VN - Việc tịch thu phương tiện vi phạm giao thông, nhất là hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng… đã được quy định từ Nghị định 100/2019, nghị định 123/2021 và cả Luật Xử lý Vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

Bởi vậy, việc tiếp tục đưa chế tài này vào dự thảo nghị định mới là cần thiết, và để thực hiện hiệu quả, các lực lượng chức năng cần xử lý một cách mạnh tay, quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp mới góp phần ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép.

Từ năm 2007, trước diễn biến phức tạp của tình hình trật tự an toàn giao thông, nhất là tình trạng đua xe và cổ vũ đua xe trái phép diễn ra thường xuyên, TP. Đà Nẵng đã tiên phong trên cả nước trong việc đề xuất và thực hiện việc tịch thu xe đua khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, song dư luận đều nhìn nhận, việc tịch thu phương tiện đua xe, cùng với các biện pháp thưởng tiền cho lực lượng truy bắt, xây dựng phong trào toàn dân tham gia đảm bảo an toàn giao thông… đã góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng đua xe trái phép tại thành phố này.

Tuy vậy, hành vi đua xe trái phép trên cả nước không những chưa được ngăn chặn, mà nhiều thời điểm đã trở thành một vấn nạn nhức nhối tại nhiều địa phương, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông, đe dọa trực tiếp đến an toàn của cộng đồng. Mặc dù đã có nhiều biện pháp xử lý, từ phạt hành chính đến giam giữ, tình trạng này vẫn có dấu hiệu gia tăng, phức tạp.

Không chỉ dừng lại ở việc tụ tập, gây rối trật tự công cộng, thậm chí chặn Quốc lộ để đua xe, các “quái xế” thường có hành vi thách thức pháp luật, coi thường tính mạng của người khác. Điều này gây ra sự bất bình trong cộng đồng, làm xói mòn lòng tin của người dân vào khả năng quản lý và xử lý của cơ quan chức năng.

Hiện nay, các biện pháp xử lý đối với hành vi đua xe trái phép chủ yếu là phạt hành chính, tạm giữ phương tiện, hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Về phương tiện, Nghị định 100/2019, Nghị định 123/2021 sửa đổi Nghị định 100 và đặc biệt là Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 sửa đổi cũng đã cho phép tịch thu phương tiện vi phạm giao thông.

Bởi vậy, việc đề xuất của Bộ Công an trong việc tịch thu phương tiện xe đua, dù không mới nhưng đã quy định rõ hơn và mở rộng các hành vi vi phạm bị tịch thu phương tiện được kỳ vọng sẽ giúp các lực lượng chức năng có chế tài xử lý mạnh mẽ hơn đối với hành vi vi phạm đặc biệt nguy hiểm này

Tuy nhiên, đa số vụ đua xe trái phép mà phương tiện các đối tượng sử dụng đứng tên người khác. Theo luật hiện hành, phải trả lại phương tiện cho chủ sở hữu, chỉ tịch thu nếu xe đó của chính người đua xe trái phép.

Bởi vậy, dù có quy định tịch thu phương tiện xe đua trái phép, song để thực hiện được việc tịch thu này cũng không dễ.

Để tịch thu phương tiện xe đua, cần sửa quy định này theo hướng cứ đua xe trái phép là tịch thu phương tiện, không cần biết chủ phương tiện là ai. Khi biết rằng nếu vi phạm sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất phương tiện, các “quái xế” sẽ có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng xe cộ, kể cả phương tiện đi mượn.

Bên cạnh đó, cần xử lý trách nhiệm liên đới của cha mẹ khi để con em mình tham gia đua xe trái phép, nhất là khi chúng chưa đủ 18 tuổi. Nếu con cái đua xe trái phép, bố mẹ là chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm.

Nếu những đứa trẻ mượn xe ở bên ngoài thì ai cho mượn phương tiện phải chịu trách nhiệm liên đới là đồng phạm. Trường hợp nếu chủ phương tiện giao xe cho người khác mà biết người sử dụng xe để đua thì xử là đồng phạm hình sự về tội đua xe trái phép.

Còn nếu bố mẹ là cán bộ, đảng viên, giữ chức vụ lãnh đạo, có con đua xe hay tổ chức đua xe trái phép thì cần xem xét xử lý kỷ luật, thậm chí cách chức.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc thực thi. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về những nguy cơ và hậu quả của hành vi đua xe trái phép.

Ngoài ra, cần kết hợp nhiều biện pháp, từ giáo dục, tuyên truyền đến tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, sử dụng công nghệ giám sát giao thông để phạt nguội. Đặc biệt, cần xây dựng một cộng đồng với sự tham gia tích cực của người dân trong việc giám sát và ngăn chặn đua xe trái phép.

Khi mỗi người dân đều có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ sự an toàn giao thông phát hiện và tham gia tố giác kịp thời, vấn nạn đua xe trái phép sẽ dần bị đẩy lùi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển phương tiện giao thông xanh
Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển phương tiện giao thông xanh

VOV.VN - Rà soát chính sách và đề xuất cơ chế khuyến khích đối với các nhà sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu các phương tiện điện; cơ chế khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông điện để kích cầu và tạo thói quen cho người dân”.

Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển phương tiện giao thông xanh

Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển phương tiện giao thông xanh

VOV.VN - Rà soát chính sách và đề xuất cơ chế khuyến khích đối với các nhà sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu các phương tiện điện; cơ chế khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông điện để kích cầu và tạo thói quen cho người dân”.

Vi phạm giao thông, các chủ phương tiện ở Bình Dương bị phạt hơn 160 tỷ đồng
Vi phạm giao thông, các chủ phương tiện ở Bình Dương bị phạt hơn 160 tỷ đồng

VOV.VN - Hôm nay (17/6), Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 75.973 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Vi phạm giao thông, các chủ phương tiện ở Bình Dương bị phạt hơn 160 tỷ đồng

Vi phạm giao thông, các chủ phương tiện ở Bình Dương bị phạt hơn 160 tỷ đồng

VOV.VN - Hôm nay (17/6), Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 75.973 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ.