"Cần thay đổi tư duy, nhận thức về nghề"

VOV.VN-Rào cản hiện nay mà dạy nghề đang vướng phải chính là nhận thức chung của xã hội khi coi nhẹ đào tạo lao động lành nghề.

Thay đổi nhận thức chung về nghề; nâng cao chất lượng, tính phù hợp của đào tạo nghề với nhu cầu của thị trường lao động; tăng cường sự gắn kết và trách nhiệm giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề… là những ý kiến được đưa ra trong Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề” do Tổng cục Dạy nghề phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 23/8) tại Hà Nội.

Theo báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia, chỉ trong vòng 2 năm, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tụt 16 hạng. Một trong nguyên nhân chính là do chất lượng kỹ năng nghề của lao động Việt Nam còn yếu. Thêm vào đó, chiến lược cung cấp nguồn nhân lực giá rẻ sẽ không còn là lợi thế của Việt Nam, mà nước ta chuyển sang một mô hình phát triển mới dựa trên công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, đòi hỏi tay nghề của lực lượng lao động tốt hơn.

Tại hội thảo, hầu hết các đại biểu đều cho rằng, cần thay đổi tư duy, nhận thức về nghề của xã hội, kỹ năng mềm trong dạy nghề để lao động tiếp cận với thị trường; phải có quy định về chế tài gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với dạy nghề, mặt khác cũng cần tạo ra nhiều chính sách, tạo nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn nữa khi doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hiệp hội Dạy nghề cho rằng, rào cản hiện nay mà dạy nghề đang vướng phải chính là nhận thức chung của xã hội khi coi nhẹ đào tạo lao động lành nghề mà chỉ hướng tới đào tạo đại học; chất lượng và cơ cấu đào tạo nghề chưa phù hợp với thị trường cũng như nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần thu hút thêm những đối tượng học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn bằng chính sách cụ thể như miễn toàn bộ học phí thay vì giảm 50% như hiện nay. Mặt khác, công tác quản lý lãng phí cũng gây tâm lý bất ổn cho người học nghề.

Theo ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, để thực hiện lộ trình đến năm 2015, các nước trong khu vực ASEAN công nhận khung tham chiếu trình độ của nhau, Việt Nam cần khẩn trương hoàn thành sửa đổi Luật Dạy nghề, tạo ra tầm nhìn chiến lược hơn trong việc phát triển lực lượng lao động; Hệ thống dạy nghề là một trong những yếu tố để xây dựng mục tiêu phát triển đất nước.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi cho rằng: "Mối quan hệ đào tạo nghề hiện nay có 4 chủ thể quan trọng là cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp (người trực tiếp quản lý và sử dụng lao động) và cuối cùng là người học – người trực tiếp lao động. Chúng ta làm sao phải hình thành được mối quan hệ chặt chẽ thực tế như cơ sở đào tạo là nhà máy, người giảng dạy là người điều hành sản xuất, sản phẩm của nhà máy là người học. Nếu giải quyết được phương châm như vậy, chúng ta sẽ có được sản phẩm tốt, chứ không thể rời rạc như hiện nay"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ưu tiên giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng Tây Bắc
Ưu tiên giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng Tây Bắc

(VOV) - Các địa phương trong vùng phải thực sự đặt “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

Ưu tiên giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng Tây Bắc

Ưu tiên giáo dục đào tạo và dạy nghề vùng Tây Bắc

(VOV) - Các địa phương trong vùng phải thực sự đặt “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

Hội nghị giao ban Trung tâm dạy nghề thanh niên toàn quốc
Hội nghị giao ban Trung tâm dạy nghề thanh niên toàn quốc

(VOV) -Năm qua, các Trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm cho hơn 60.000 lượt người, cung ứng  gần 12.000 lao động cho DN

Hội nghị giao ban Trung tâm dạy nghề thanh niên toàn quốc

Hội nghị giao ban Trung tâm dạy nghề thanh niên toàn quốc

(VOV) -Năm qua, các Trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm cho hơn 60.000 lượt người, cung ứng  gần 12.000 lao động cho DN

Hướng dẫn dạy nghề nông theo hình thức cấp thẻ
Hướng dẫn dạy nghề nông theo hình thức cấp thẻ

Khoảng 90% lao động được đào tạo đều có việc làm sau khi hoàn thành khóa học.

Hướng dẫn dạy nghề nông theo hình thức cấp thẻ

Hướng dẫn dạy nghề nông theo hình thức cấp thẻ

Khoảng 90% lao động được đào tạo đều có việc làm sau khi hoàn thành khóa học.

Bàn về dạy nghề cho thanh niên
Bàn về dạy nghề cho thanh niên

(VOV) -Mỗi bạn trẻ cần xác định rõ không có con đường nào bằng phẳng, nhưng hãy lựa chọn cho bản thân mình một nghề phù hợp.

Bàn về dạy nghề cho thanh niên

Bàn về dạy nghề cho thanh niên

(VOV) -Mỗi bạn trẻ cần xác định rõ không có con đường nào bằng phẳng, nhưng hãy lựa chọn cho bản thân mình một nghề phù hợp.

Dạy nghề miễn phí cho thanh niên hoàn cảnh khó khăn
Dạy nghề miễn phí cho thanh niên hoàn cảnh khó khăn

VOV.VN - Khóa học nhằm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tuổi từ 18- 25.

Dạy nghề miễn phí cho thanh niên hoàn cảnh khó khăn

Dạy nghề miễn phí cho thanh niên hoàn cảnh khó khăn

VOV.VN - Khóa học nhằm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tuổi từ 18- 25.