Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, chống sạt lở, chỉnh trang đô thị hơn 4.500 tỷ

VOV.VN - Ngày 13/6 Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc với TP. Cần Thơ về dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, kết hợp chỉnh trang đô thị của thành phố Cần Thơ.

Theo Sở NN&PTNT Cần Thơ, giai đoạn từ năm 2004 đến 2023, trên địa bàn ghi nhận có 14 năm mực nước trên sông Hậu vượt báo động 3. Trong đó, có 1 đợt triều cường với mức đỉnh triều cao lịch sử vào năm 2022. Triều cường đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, xã hội, đặc biệt là vấn đề giao thông, kinh doanh buôn bán, sản xuất nông nghiệp, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị của Cần Thơ. Ngoài ra, do ảnh hưởng của các đợt triều cường đã xảy ra sạt lở, sụt lún một số đoạn đê bao, bờ sông, kênh rạch trên địa bàn.

Báo cáo từ Sở NN&PTNT Cần Thơ cũng chỉ rõ, hầu hết các trận ngập sâu, diện rộng trên địa bàn Cần Thơ đều trùng với thời điểm lũ trên sông đạt đỉnh và triều cường vào các tháng 9, 10, và 11 hàng năm. Nguyên nhân xảy ra ngập lụt tại Cần Thơ có sự tham gia của nhiều yếu tố như vị trí địa lý, điều kiện địa hình, tác động của lũ thượng nguồn, triều cường dâng cao, mưa với cường suất lớn, hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, quá trình đô thị hóa và do lún đất.

Theo Sở NN&PTNT Cần Thơ, trên địa bàn Cần Thơ cũng đang có những dự án như Âu thuyền, các cống ngăn triều và các trạm bơm nhằm giảm các nguy cơ đến tình trạng ngập lụt tại khu vực đô thị trung tâm thành phố. Tuy nhiên, các dự án chỉ đáp ứng được một phần diện tích của quận Ninh Kiều, Bình Thủy. Trong khi đó, tại địa bàn quận Bình Thủy vẫn còn nhiều vị trí ngập sâu khi bị tác động của lũ, triều cường và mưa, có thời điểm triều cường đạt đỉnh một số khu vực tại quận Bình Thủy ngập sâu từ 0,7 – 01 mét. Ngoài ra, triều cường cũng ảnh hưởng đến các cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố. Vì vậy, quan điểm phát triển của Cần Thơ đến năm 2030 có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ Nguyễn Văn Sử cho biết, dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, kết hợp chỉnh trang đô thị của thành phố Cần Thơ có diện tích chống ngập vùng nội ô thành phố khoảng 2.770 ha. Dự án được đề xuất với tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và giai đoạn thực hiện từ 2024 – 2030.

"Ưu tiên quan tâm nghiên cứu thực hiện dự án chống ngập, chống sạt lở tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, kết hợp chỉnh trang đô thị của Cần Thơ nhằm chống ngập vùng nội ô thành phố, phát triển đô thị bền vững, tăng cường khả năng thích ứng của đô thị, giảm tổn thương do ngập lụt, sạt lở tại trung tâm thành phố. Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 4.500 tỷ", ông Sử cho hay.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho biết, dự án không chỉ chống ngập, chống sạt lở mà còn nhằm phát triển đô thị bền vững, tăng cường khả năng thích ứng của đô thị; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án kết hợp chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, sạch đẹp, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Cần Thơ và có tác động lan tỏa đến các địa phương trong vùng ĐBSCL.

"Dự án này nếu có mở rộng thêm ở Trà Nóc thì cũng có thêm một số mục tiêu khác. Nếu chúng ta đầu tư chỉ chống ngập không thì nó chưa có thích ứng với điều kiện thực tiễn hiện nay ở Cần Thơ. Cần Thơ hiện nay chúng tôi phân tích là sạt lở đang là vấn đề rất lớn, rồi liên quan đến biến đổi khí hậu, thay đổi cuộc sống của người dân, thay đổi phương thức sinh sống cư dân của địa phương", ông Hiếu nói.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, dự án mà Cần Thơ đề xuất hợp lý, phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng hiện nay. Đặc biệt là Cần Thơ trung tâm của vùng ĐBSCL đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở, sụt lún và các tác động đến môi trường. Vì vậy, quan điểm của Bộ NN&PTNT là ủng hộ dự án chống ngập của Cần Thơ. Tuy nhiên, Cần Thơ cần nghiên cứu, bổ sung thêm các ý kiến góp ý của Đoàn công tác để hoàn chỉnh báo cáo dự án.

"Khẳng định rằng đề xuất của Cần Thơ để mở rộng dự án sang vùng là 2.770 ha là hoàn toàn đúng, hợp lý và cũng phù hợp với các quy định. Thực hiện phương án này nếu mà Chính phủ ủng hộ để triển khai thì chúng ta có một cái tiếp theo của vùng lõi Ninh Kiều, và dự án vùng lõi tiếp theo của Bình Thủy thì sẽ bảo vệ tuyệt đối ngập lụt do các yếu tố bất lợi nhất là mưa lũ, triều cường, sụt lún thì chúng ta đều bảo vệ được", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nêu rõ.

Trước đó, sáng cùng ngày Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đã có buổi khảo sát tình hình sạt lở trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên tiếp xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ kênh dài hơn 100m ở Hậu Giang
Liên tiếp xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ kênh dài hơn 100m ở Hậu Giang

VOV.VN - Chiều 10/6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thông tin, trên địa bàn huyện Châu Thành vừa liên tiếp xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ kênh.

Liên tiếp xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ kênh dài hơn 100m ở Hậu Giang

Liên tiếp xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ kênh dài hơn 100m ở Hậu Giang

VOV.VN - Chiều 10/6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thông tin, trên địa bàn huyện Châu Thành vừa liên tiếp xảy ra 2 vụ sụp đất, sạt lở bờ kênh.

Mưa lớn kéo dài gây sạt lở nhiều tuyến đường ở Lào Cai
Mưa lớn kéo dài gây sạt lở nhiều tuyến đường ở Lào Cai

VOV.VN - Mưa lớn kéo dài từ chiều tối 9/6 đến nay gây sạt lở nhiều tuyến đường tại Lào Cai.

Mưa lớn kéo dài gây sạt lở nhiều tuyến đường ở Lào Cai

Mưa lớn kéo dài gây sạt lở nhiều tuyến đường ở Lào Cai

VOV.VN - Mưa lớn kéo dài từ chiều tối 9/6 đến nay gây sạt lở nhiều tuyến đường tại Lào Cai.

Đã khắc phục xong điểm sạt lở bờ sông Sài Gòn, đoạn qua Bình Dương
Đã khắc phục xong điểm sạt lở bờ sông Sài Gòn, đoạn qua Bình Dương

VOV.VN - Ngày 10/6, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết, đã ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở bờ sông Sài Gòn và đê bao An Tây thuộc TP.Bến Cát.

Đã khắc phục xong điểm sạt lở bờ sông Sài Gòn, đoạn qua Bình Dương

Đã khắc phục xong điểm sạt lở bờ sông Sài Gòn, đoạn qua Bình Dương

VOV.VN - Ngày 10/6, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết, đã ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở bờ sông Sài Gòn và đê bao An Tây thuộc TP.Bến Cát.