Cánh đồng lúa nước 132 mang lại ấm no cho bà con ở Ea Kar, Đắk Lắk

VOV.VN - Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk có đời sống ấm no nhờ những cánh đồng lúa nước theo Quyết định 132 của Thủ tướng Chính phủ về cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

20 năm trước, các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt thực hiện Quyết định 132/2002/QĐ-TTg về cấp đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, có đồng lúa rộng 250 ha đã được cấp cho gần 450 hộ theo quyết định này. Từ đó tới nay, cánh đồng đã góp phần mang lại đời sống ấm no cho bà con.

Trong tiết trời thu mát mẻ, cánh đồng 132 ở xã Cư Êlang huyện Ea Kar tỏa ngát hương lúa đang độ trĩu bông. Vợ chồng ông Y Teng Ksor, buôn Ea Knốp, xã Cư Ni tích cực thăm đồng và kịp thời chăm sóc nhằm đảm bảo năng suất cho ruộng lúa. Ông chia sẻ, thửa ruộng rộng gần 4.000 m2 này được Nhà nước cấp cho gia đình từ năm 2004 để canh tác.

Việc cấp đất thực hiện theo Quyết định 132 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất cho bà con dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Từ khi được cấp đất, 5 thành viên trong gia đình không còn phải lo đói mùa giáp hạt, thậm chí còn để ra được cả chục triệu đồng tiền bán lúa mỗi năm.

“Nhà tôi có 5 khẩu và được cấp gần 4 sào ruộng. Ngoài ra còn được Nhà nước hỗ trợ tiền khai hoang và cấp thêm mỗi sào 6 kg lúa giống lúa T25. Hàng năm thu hoạch mỗi sào được hơn 6 tạ lúa, tổng bình quân cả năm thì tầm trên 2 tấn. Có ruộng lúa cấy rồi thì giờ không còn phải lo đói mùa giáp hạt như các năm trước kia”, ông Y Teng phấn khởi cho biết.

Tương tự, gia đình ông Y Khiêng Niê ở buôn M’Briu, xã Cư Huê cũng được Nhà nước cấp cho 3.700 m2 đất lúa ở cánh đồng 132 Cư Êlang. Ông Y Khiêng cho biết, việc có thửa đất canh tác lúa nước này đã giúp gia đình ổn định nguồn lương thực suốt nhiều năm qua, có thêm rơm, thóc để nuôi bò, lợn và gia cầm, tăng thu nhập.

“Chúng tôi được cấp đất trong cánh đồng Cư Êlang, diện tích gần 4 sào. Quanh ruộng có mương nước dẫn vào và đường đi thuận tiện. Chúng tôi cấy 2 vụ hàng năm, mỗi năm thu được tầm 2,5 tấn lúa. Lúa này chỉ ăn hết tầm 7 - 8 tạ trong năm, số còn lại để xay xát chăn nuôi mấy con lợn nái và hơn chục lợn thịt và đàn gà thả vườn. Thu nhập từ gà, lợn khoảng 50 – 60 triệu đồng/năm. Nhờ vậy gia đình thoát nghèo, có đóng góp các khoản tiền làm đường nông thôn mới”, ông Y Khiêng Niê nói.

Ông Nhữ Đình Tuyến, Chủ tịch UBND xã Cư Ni huyện Ea Kar thông tin, toàn xã có 544 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở 3 buôn là Ea Knốp, Ea Păl và Ega. Qua rà soát tại 3 buôn, có 201 hộ khó khăn thiếu đất sản xuất và thuộc diện được cấp đất theo Quyết định 132/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng diện tích đất cấp là 68 ha, mỗi hộ nhận từ 3.500 – 4.500 m2 đất lúa 2 vụ.

Ông Tuyến đánh giá, lúa canh tác tại đây luôn cho năng suất ổn định, mỗi ha thường đạt 5 – 6 tấn/1vụ. Có được thành quả này là do bà con nắm vững kỹ thuật canh tác; hệ thống kênh mương nội đồng kiện toàn đảm bảo nguồn nước tưới tiêu vào mùa khô cũng như mùa mưa. Ông Tuyến cho biết xã đang xây dựng kế hoạch thành lập các tổ hợp tác, định hướng bà con canh tác và phát triển cánh đồng lúa hiệu quả hơn trong các mùa vụ tiếp theo.

“Nâng cao hiệu quả trong sản suất ở cánh đồng Cư Êlang cho bà con, địa phương đang có chủ trương tuyên truyền vận động bà con thành lập liên kết hợp tác xã xây dựng chuỗi liên kết. Cùng với sản xuất canh tác lúa thịt, thì sẽ chuyển đổi một phần diện tích sang sản xuất lúa giống thương mại để bà con tăng thu nhập cao hơn”, ông Tuyến cho hay.

Tính chung toàn huyện Ea Kar, đã có 448 hộ thuộc 7 buôn là: M’Oa, M’Briu, Tơng Kroa, Duôn Tai thuộc xã Cư Huê; và các buôn Ea Knốp, Ea Păl và Ega của xã Cư Ni được cấp đất sản xuất, tổng diện tích 250 ha. Theo ông Nguyễn Đăng Kai, phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Ea Kar, ban đầu dự án không đạt hiệu quả như kỳ vọng do thiếu nước tưới, thiếu giao thông nội đồng, đất mới khai hoang chưa phù hợp cho cây lúa sinh trưởng.

Để giải quyết các bất cập, UBND tỉnh Đắk Lắk và huyện Ea Kar đã đầu tư thêm gần 17 tỷ đồng để xây dựng hệ thống kênh mương kết nối với Hồ thủy lợi Ea Rớt; san ủi bề mặt ruộng bằng phẳng, bê - tông hóa nhiều tuyến đường nội đồng, hỗ trợ giống lúa chuyên canh 2 vụ… Nhờ vậy, cánh đồng lúa nước khai hoang Cư Êlang phát huy hiệu quả khi đạt năng suất cao và luôn ổn định. Ông Nguyễn Đăng Kai cho biết, cánh đồng 132 ở Cư ÊLang sẽ không chỉ là cánh đồng lúa tốt, mà tiếp tục được xây dựng thành cánh đồng đẹp, thuận lợi cho sản xuất.

“Phòng Dân tộc tham mưu cho UBND huyện Ea Kar tuyên truyền, vận động bà con đóng góp hoặc có thể sử dụng nguồn nào đó của địa phương hỗ trợ trồng cây xanh tất cả các tuyến đường nội đồng tạo bóng mát để bà con nghỉ ngơi trong lúc thu hoạch, chăm sóc lúa. Hai là nếu bố trí được nguồn xã hội hóa xây dựng một số căn nhà ngoài cánh đồng để bà con tập kết nông sản tạm thời trong lúc mưa lụt, nắng gió kéo dài khi chưa kịp vận chuyển về nhà được”, ông Nguyễn Đăng Kai cho hay.

Với sự hỗ trợ tích cực của ngành chức năng, nỗ lực canh tác của bà con đồng bào dân tộc, vùng đất khô cằn trước kia nay đã trở thành vựa lúa cứu đói mùa giáp hạt, hay thậm chí tạo đòn bẩy để bà con vươn lên thoát nghèo. Qua đó khẳng định Quyết định 132 của Chính phủ là chủ trương đúng đắn, giúp hàng trăm hộ đồng bào dân tộc ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk có đời sống ấm no, quê hương Tây Nguyên ngày thêm giàu mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai
Sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai

VOV.VN - Theo thống kê, Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, với hơn 172.000 người mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao.

Sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai

VOV.VN - Theo thống kê, Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, với hơn 172.000 người mắc bệnh và 10.400 người chết vì bệnh lao.

Học sinh đồng bào dân tộc vượt khó đạt giải tin học trong nước và quốc tế
Học sinh đồng bào dân tộc vượt khó đạt giải tin học trong nước và quốc tế

VOV.VN - Hiện nay, thiết bị máy tính phục vụ giảng dạy trong các trường ở tỉnh Hòa Bình còn thiếu, đội ngũ giáo viên tin học còn mỏng, điều kiện kinh tế gia đình các em học sinh vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của mình, thầy và trò ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã gặt hái được nhiều thành tích tại các cuộc thi tin học trong và ngoài nước.

Học sinh đồng bào dân tộc vượt khó đạt giải tin học trong nước và quốc tế

Học sinh đồng bào dân tộc vượt khó đạt giải tin học trong nước và quốc tế

VOV.VN - Hiện nay, thiết bị máy tính phục vụ giảng dạy trong các trường ở tỉnh Hòa Bình còn thiếu, đội ngũ giáo viên tin học còn mỏng, điều kiện kinh tế gia đình các em học sinh vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của mình, thầy và trò ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã gặt hái được nhiều thành tích tại các cuộc thi tin học trong và ngoài nước.

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… Vừ Thị Dợ, đối tượng cầm đầu đã tuyên truyền về tà đạo “Bà Cô Dợ”, dưới hình thức biến tướng của tôn giáo. Mục đích của đối tượng là lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng để phát triển lực lượng; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Xóa bỏ tà đạo lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

VOV.VN - Lợi dụng đời sống của bà con người Mông ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… Vừ Thị Dợ, đối tượng cầm đầu đã tuyên truyền về tà đạo “Bà Cô Dợ”, dưới hình thức biến tướng của tôn giáo. Mục đích của đối tượng là lợi dụng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng để phát triển lực lượng; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Địa chỉ quen thuộc của nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Trà Vinh
Địa chỉ quen thuộc của nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Trà Vinh

VOV.VN - Hơn chục năm nay, Trạm y tế kết hợp quân dân y Đồn biên phòng Long Vĩnh, Bộ đội biên phòng Trà Vinh đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc nơi đây.

Địa chỉ quen thuộc của nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Trà Vinh

Địa chỉ quen thuộc của nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Trà Vinh

VOV.VN - Hơn chục năm nay, Trạm y tế kết hợp quân dân y Đồn biên phòng Long Vĩnh, Bộ đội biên phòng Trà Vinh đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với nhiều hộ nghèo, đồng bào dân tộc nơi đây.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật
Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng
Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

VOV.VN - Là Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, bà K’Nga không chỉ nhiệt tình công tác, cùng các đồng chí của mình thực hiện chức năng giám sát, tổ chức tiếp xúc cử tri, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

Nữ cán bộ dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều đóng góp vì buôn làng

VOV.VN - Là Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, bà K’Nga không chỉ nhiệt tình công tác, cùng các đồng chí của mình thực hiện chức năng giám sát, tổ chức tiếp xúc cử tri, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.