Cảnh giác khi nhận cuộc điện thoại từ số lạ

VOV.VN - “Chưa khi nào, chúng ta trở nên hoài nghi, đề cao cảnh giác khi nhận được một cuộc điện thoại từ số lạ, như lúc này”. Có lẽ sẽ nhiều người đồng cảm với ý kiến vừa nêu, trong bối cảnh tin nhắn, cuộc gọi quấy rối, mang tính chất lừa đảo ngày một nở rộ với những thủ đoạn tinh vi.

Hàng loạt phụ huynh Hà Nội bị gọi “con bị tai nạn”: Khó lật mặt kẻ lừa đảo?

Thật khó tin nhưng ngay cả đường dây nóng của Bộ Công an cũng bị “dội bom” cuộc gọi rác sau khi một người đàn ông ở Bắc Giang tự ý chuyển hướng các cuộc gọi đòi nợ tới số của lực lượng chức năng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác từ nhân dân.

Gần đây, những cuộc gọi lừa chuyển tiền với lý do “con đang cấp cứu” cũng đã lan từ TP.HCM ra tận Hà Nội. Mới nhất, lợi dụng thông tin từ sau 31/3/2023, các nhà mạng sẽ khóa một chiều những thuê bao không trùng khớp thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giới tội phạm đã liên tục nhắn tin kèm đường link chứa virus, gọi điện tới người dùng nhằm gây sức ép, chiếm đoạt thông tin cá nhân.

Đó là chưa kể các chiêu trò lừa đảo thường gặp nay cũng liên tiếp xuất hiện trở lại, như: giả mạo tin nhắn ngân hàng, mời sử dụng dịch vụ mobile banking để chiếm đoạt thông tin đăng nhập, mật khẩu, mã OTP; mạo danh nhân viên nhà mạng đề nghị chuyển gói cước rồi chiếm tài khoản ngân hàng; mạo danh cảnh sát giao thông yêu cầu nộp phạt nguội; mạo danh cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị nộp tiền để bỏ qua sai phạm; lừa trúng thưởng, đánh vào long tham yêu cầu người dân chuyển một phần số tiền trước đặt cọc…

Dù đã được khá nhiều cơ quan chức năng lên tiếng khuyến cáo, song vẫn có người chưa từng va vấp loại hình tội phạm này, còn nhẹ dạ cả tin dẫn đến thiệt hại về cả vật chất lẫn tinh thần.

Vì vậy, nhắc lại thông tin dưới dạng cảnh báo sẽ không bao giờ là thừa. Mọi người cần áp dụng triệt để nguyên tắc “Đừng vội tin tưởng và luôn phải xác minh”. Khi nhận được đề nghị từ các tổ chức, cá nhân, kể cả có quen biết qua điện thoại, môi trường internet, đừng thực hiện các yêu cầu của họ ngay, mà cần xác minh thông thông tin được công bố về các bước, quy trình làm việc chính thống.

Bất cứ vấn đề nảy sinh liên quan số chứng minh thư, căn cước công dân, thư điện tử, mật khẩu, mã OTP tài khoản ngân hàng, hay các hoạt động phát sinh việc chuyển tiền, các bạn tuyệt đối không trao đổi, thực hiện với người lạ qua điện thoại. Tất cả tổ chức, doanh nghiệp, lực lượng chức năng đều có quy trình làm việc trực tiếp tại quầy giao dịch, trụ sở tiếp dân.

Nếu bạn không thể xác minh sự việc, nội dung nhận được qua điện thoại, hãy nhờ người thân cùng xác minh và xử lý sự việc, bạn không nên tự ý giải quyết một mình. Số điện thoại đường dây nóng của các tổ chức, nhà mạng, doanh nghiệp, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đều được niêm yết công khai, các bạn hoàn toàn có thể gọi điện để minh định thông tin.

Khi đã nghi ngờ đang nói chuyện với đối tượng lừa đảo, hãy ghi âm cuộc gọi, lưu số và chuyển đến cơ quan công an nơi gần nhất, hoặc phản ánh đến các đầu số 113, Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

Dù có lạc quan, yêu đời đến mấy, chúng ta vẫn phải thừa nhận với nhau rằng, trong thời đại con người giao tiếp với cả thế giới chỉ thông qua thiết bị cầm tay như hiện nay, việc online với sự cả tin, chỉ nhìn vào những điều tốt đẹp là quá ngây thơ và đầy rủi ro.

Có lẽ, mỗi cá nhân đều cần có phản xạ phòng thủ, học cách nghi ngờ mỗi khi chuông điện thoại reo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điện thoại “con bị tai nạn cấp cứu” để lừa tiền xuất hiện tại Đà Nẵng
Điện thoại “con bị tai nạn cấp cứu” để lừa tiền xuất hiện tại Đà Nẵng

VOV.VN - Sau TP.HCM, Hà Nội thì mấy ngày nay, trò lừa đảo con bị tai nạn cấp cứu nguy kịch, cần phải chuyển tiền để phẫu thuật gấp... đã xuất hiện tại thành phố Đà Nẵng. Chỉ một buổi chiều, hàng chục phụ huynh tại một trường Tiểu học ở quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng nhận được cuộc gọi lừa đảo.

Điện thoại “con bị tai nạn cấp cứu” để lừa tiền xuất hiện tại Đà Nẵng

Điện thoại “con bị tai nạn cấp cứu” để lừa tiền xuất hiện tại Đà Nẵng

VOV.VN - Sau TP.HCM, Hà Nội thì mấy ngày nay, trò lừa đảo con bị tai nạn cấp cứu nguy kịch, cần phải chuyển tiền để phẫu thuật gấp... đã xuất hiện tại thành phố Đà Nẵng. Chỉ một buổi chiều, hàng chục phụ huynh tại một trường Tiểu học ở quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng nhận được cuộc gọi lừa đảo.

Hàng loạt phụ huynh Hà Nội bị gọi điện lừa đảo “con bị tai nạn”
Hàng loạt phụ huynh Hà Nội bị gọi điện lừa đảo “con bị tai nạn”

VOV.VN - Trong ngày hôm qua, hàng loạt phụ huynh ở Hà Nội đã phản ánh bị gọi điện lừa đảo với kịch bản cũ “con đang bị tai nạn”, có gia đình cả hai vợ chồng đều bị gọi. Nhiều phụ huynh lo lắng về việc vì sao lộ lọt thông tin cá nhân một cách dễ dàng đến như vậy?

Hàng loạt phụ huynh Hà Nội bị gọi điện lừa đảo “con bị tai nạn”

Hàng loạt phụ huynh Hà Nội bị gọi điện lừa đảo “con bị tai nạn”

VOV.VN - Trong ngày hôm qua, hàng loạt phụ huynh ở Hà Nội đã phản ánh bị gọi điện lừa đảo với kịch bản cũ “con đang bị tai nạn”, có gia đình cả hai vợ chồng đều bị gọi. Nhiều phụ huynh lo lắng về việc vì sao lộ lọt thông tin cá nhân một cách dễ dàng đến như vậy?

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu cảnh giác với cuộc gọi lừa đảo "con bị tai nạn"
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu cảnh giác với cuộc gọi lừa đảo "con bị tai nạn"

VOV.VN - Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn đã xảy ra tình trạng các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông gọi điện và nhắn tin cho người thân, cha, mẹ học sinh thông báo con em trong gia đình bị tai nạn đang cấp cứu hoặc nằm viện, cần chuyển tiền ngay để mổ hoặc nhập viện điều trị nhằm chiếm đoạt tài sản.

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu cảnh giác với cuộc gọi lừa đảo "con bị tai nạn"

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu cảnh giác với cuộc gọi lừa đảo "con bị tai nạn"

VOV.VN - Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn đã xảy ra tình trạng các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông gọi điện và nhắn tin cho người thân, cha, mẹ học sinh thông báo con em trong gia đình bị tai nạn đang cấp cứu hoặc nằm viện, cần chuyển tiền ngay để mổ hoặc nhập viện điều trị nhằm chiếm đoạt tài sản.

Từ chiêu lừa đảo qua điện thoại "con bị tai nạn", phụ huynh cần tỉnh táo
Từ chiêu lừa đảo qua điện thoại "con bị tai nạn", phụ huynh cần tỉnh táo

VOV.VN - Mới đây, tại TP.HCM rộ lên nhiều trường hợp bị các đối tượng xấu mạo danh, lừa đảo. Với kịch bản "con bị tai nạn, đang cấp cứu tại bệnh viện", yêu cầu người nhà phải chuyển tiền gấp thì mới có thể tiến hành phẫu thuật. Vậy vì sao các đối tượng nắm được thông tin của phụ huynh, học sinh? Cần phải làm gì khi tiếp nhận cuộc gọi có nội dung tương tự?

Từ chiêu lừa đảo qua điện thoại "con bị tai nạn", phụ huynh cần tỉnh táo

Từ chiêu lừa đảo qua điện thoại "con bị tai nạn", phụ huynh cần tỉnh táo

VOV.VN - Mới đây, tại TP.HCM rộ lên nhiều trường hợp bị các đối tượng xấu mạo danh, lừa đảo. Với kịch bản "con bị tai nạn, đang cấp cứu tại bệnh viện", yêu cầu người nhà phải chuyển tiền gấp thì mới có thể tiến hành phẫu thuật. Vậy vì sao các đối tượng nắm được thông tin của phụ huynh, học sinh? Cần phải làm gì khi tiếp nhận cuộc gọi có nội dung tương tự?

Phụ huynh được gọi điện “con bị tai nạn” kể lại thủ đoạn tinh vi ít ai ngờ của kẻ lừa đảo
Phụ huynh được gọi điện “con bị tai nạn” kể lại thủ đoạn tinh vi ít ai ngờ của kẻ lừa đảo

VOV.VN - “Kẻ xưng là giảng viên đưa con tôi đi cấp cứu gọi điện giục tôi đồng ý ký giấy ủy quyền mổ gấp thì mới cứu được con, tình hình nguy lắm rồi. Lúc đó đầu óc tôi mụ mị, không biết gì nữa mà chỉ liên tục bảo họ "ký đi, ký đi…”

Phụ huynh được gọi điện “con bị tai nạn” kể lại thủ đoạn tinh vi ít ai ngờ của kẻ lừa đảo

Phụ huynh được gọi điện “con bị tai nạn” kể lại thủ đoạn tinh vi ít ai ngờ của kẻ lừa đảo

VOV.VN - “Kẻ xưng là giảng viên đưa con tôi đi cấp cứu gọi điện giục tôi đồng ý ký giấy ủy quyền mổ gấp thì mới cứu được con, tình hình nguy lắm rồi. Lúc đó đầu óc tôi mụ mị, không biết gì nữa mà chỉ liên tục bảo họ "ký đi, ký đi…”