Cầu đi bộ gỗ lim ở thành phố Huế bị xuống cấp

VOV.VN - Nhiều thanh gỗ trên mặt cầu gỗ lim ở thành phố Huế bị mục nát, nứt gãy tạo thành những lỗ hổng gây nguy hiểm cho người đi bộ. Đơn vị quản lý đang tập trung sửa chữa những vị trí mặt cầu bị hư hỏng.

Cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ Nam sông Hương, đoạn từ gần bến Tòa Khâm đến trước trụ sở UBND thành phố Huế được xây dựng trong khuôn khổ dự án thí điểm do KOICA, Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại. Công trình do Viện Nghiên cứu Han-A và Công ty Kỹ thuật Dohwa tư vấn, Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi thành phố Huế thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2018.

Dự án này có tổng kinh phí hơn 64 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục như cầu đi bộ, sàn lát gỗ lim, bến thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời. Cầu dài 400m, rộng 4m, mặt sàn lát 16.000 thanh gỗ lim từ Nam Phi, dày 5cm, tổng diện tích hơn 2.400 m2. 

Cây cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ Nam sông Hương là điểm nhấn kiến trúc của thành phố Huế. Đây là điểm công cộng nổi tiếng, thu hút nhiều du khách và người dân đến vui chơi và ngắm cảnh. Chị Trần Thị Thúy, người dân thành phố Huế mong muốn cây cầu này thường xuyên được bảo dưỡng.

“Cầu sông Hương là một điểm rất đẹp. Một tháng 30 ngày, mình đều đi qua đây và chứng kiến sự xuống cấp của nó. Mình mong sao cây sầu này sớm được sửa sang, bảo dưỡng lại để không chỉ mình mà mỗi một người dân Huế hay du khách đi qua đây cũng cảm thấy an toàn và là điểm đến du lịch hấp dẫn", chị Thúy nói.

Từ ngày đưa vào sử dụng, cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ Nam sông Hương trở thành nơi tản bộ của người dân và một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Huế. Vào mùa mưa lũ, cầu đi bộ gỗ lim thường bị nước lũ nhấn chìm, kéo dài nhiều ngày. Sau 7 năm đưa vào sử dụng, một số tấm ván lót mặt cầu này bị mục, gây nguy hiểm cho người tản bộ.

Hiện nay, Trung tâm Công viên cây xanh quận Thuận Hóa, thành phố Huế đang triển khai sửa chữa những điểm hư hỏng trên mặt cầu đi bộ này. Những thanh gỗ lát mặt cầu bị mục nát được thay mới, đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho người dân và du khách qua lại. 

Ông Dương Quang Hiền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công viên cây xanh quận Thuận Hóa, thành phố Huế cho biết: “Cũng do một phần gỗ bị hư hỏng, nứt nẻ nên bùn thẩm thấu, ăn sâu vào trong làm hỏng gỗ. Qua thống kê, cầu hỏng khoảng 51 thanh gỗ.  Qua 7 năm sử dụng, đến hôm nay nó đang bị hỏng dần, chúng tôi sẽ sử dụng nguồn gỗ dự phòng để thay lại, hư hỏng chỗ nào thì mình tiến hành sửa chữa theo nguồn gỗ họ đã chuẩn bị cho mình”.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thành phố Huế đón 4.455 khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây
Thành phố Huế đón 4.455 khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây

VOV.VN - Sáng nay (9/1), tại Cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc, Sở Du lịch thành phố Huế phối hợp đón chuyến tàu du lịch và những du khách đến Huế bằng đường biển.

Thành phố Huế đón 4.455 khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây

Thành phố Huế đón 4.455 khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây

VOV.VN - Sáng nay (9/1), tại Cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc, Sở Du lịch thành phố Huế phối hợp đón chuyến tàu du lịch và những du khách đến Huế bằng đường biển.

Công nghệ số nâng tầm giá trị di sản ở Huế
Công nghệ số nâng tầm giá trị di sản ở Huế

VOV.VN - Việc áp dụng công nghệ số đã góp phần quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế.

Công nghệ số nâng tầm giá trị di sản ở Huế

Công nghệ số nâng tầm giá trị di sản ở Huế

VOV.VN - Việc áp dụng công nghệ số đã góp phần quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế.

Hội đu tiên truyền thống Gia Viên, Huế
Hội đu tiên truyền thống Gia Viên, Huế

VOV.VN - Hội đu tiên làng Gia Viên, thị xã Phong Điền, thành phố Huế có truyền thống hơn hàng trăm năm nay, thường diễn ra trong ngày 4 Tết. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng quê ven sông Bồ trong những ngày xuân mới.

Hội đu tiên truyền thống Gia Viên, Huế

Hội đu tiên truyền thống Gia Viên, Huế

VOV.VN - Hội đu tiên làng Gia Viên, thị xã Phong Điền, thành phố Huế có truyền thống hơn hàng trăm năm nay, thường diễn ra trong ngày 4 Tết. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng quê ven sông Bồ trong những ngày xuân mới.