Cầu vượt có mà người đi bộ không “hành”

VOV.VN - Hiện nay trên địa bàn TP.HCM, ngành giao thông đã cho xây dựng nhiều cầu vượt bộ hành để giúp người dân đi bộ sang đường an toàn. Tuy nhiên, nhiều người dân lại không sử dụng cầu bộ hành, mà băng ngang trực tiếp dưới lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Nhiều cầu vượt bộ hành đã trở thành điểm bỏ rác, nhếch nhác, thậm chí là nơi ở cho những người vô gia cư. Đây là một nghịch lý vẫn tồn tại bấy lâu nay.

Xung quanh vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Thành Lợi - Phó trưởng Ban Chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM.

PV: Thưa ông, việc đảm bảo an toàn giao thông cho nhóm người yếu thế như người đi bộ, người đi xe đạp, hay những người điều khiển các phương tiện thô sơ đã được chúng ta quan tâm triển khai như thế nào trong thời gian qua?

Ông Nguyễn Thành Lợi: Việc đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia giao thông yếu thế như người đi bộ, người đi xe đạp hay người đi các phương tiện thô sơ đã được các cơ quan ban ngành chức năng của thành phố triển khai trong thời gian qua bằng các biện pháp công trình và phi công trình với rất nhiều kết quả cụ thể.

Các biện pháp này bao gồm xây dựng các gờ, các gồ để phương tiện lưu thông phải giảm tốc độ và kẻ các vạch sơn tạo ra sự chú ý dành cho người điều khiển phương tiện khi đến các khu vực ưu tiên dành cho người đi bộ hoặc người tham gia giao thông yếu thế.

Ngoài ra, còn có những bảng thông báo khu vực trường học, khu vực bệnh viện hoặc chợ để người điều khiển phương tiện biết đây là khu vực dễ xảy ra va chạm với người đi bộ hoặc người đi xe đạp, từ đó giảm tốc độ lưu thông của mình.

PV: Hiện nay, tại TP.HCM, các ngành chức năng cũng đã cho xây dựng nhiều cầu vượt bộ hành giúp cho người dân đi lại an toàn hơn mỗi khi băng ngang qua đường. Tuy nhiên, trên thực tế, những chiếc cầu này rất ít người sử dụng. Ông có thể cho biết tại sao lại có tình trạng này?

Ông Nguyễn Thành Lợi: Việc đảm bảo an toàn giao thông cho khách bộ hành đã được lãnh đạo các cấp của thành phố, các ngành chuyên môn và Ban An toàn giao thông thành phố cũng như Ban An toàn giao thông các quận huyện rất quan tâm. Chúng ta đã tạo ra những điều kiện cơ sở hạ tầng rất tốt để người bộ hành có thể tham gia lưu thông một cách an toàn.

Cụ thể, chúng ta có thể thấy trước các bệnh viện, đa số các bệnh viện lớn hiện nay đều có cầu vượt bộ hành dành cho người đi bộ, bao gồm cả bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân, cũng như những người khác khi lưu thông tại đây cần băng qua đường để vào hoặc ra khỏi bệnh viện. Thậm chí, có những cầu vượt có cả mái che nắng, che mưa. Một số cầu vượt còn được trang trí cảnh quan hai bên, ví dụ như trồng cây xanh hoặc trang trí các tranh ảnh rất bắt mắt nhằm khuyến khích người dân sử dụng cầu vượt này khi muốn băng qua đường.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, qua quan sát, chúng tôi thấy rằng vẫn có một số người dân không sử dụng cầu vượt này để băng qua đường, mà lại đi trực tiếp dưới lòng đường. Điều này tiềm ẩn nguy cơ va chạm với phương tiện lưu thông trên đường rất lớn và dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Việc sử dụng cầu vượt bộ hành đúng mục đích của nó đòi hỏi ý thức tự giác của người dân rất lớn. Nhìn vào đây, ai cũng biết đây là cầu vượt dành riêng cho người bộ hành băng qua đường.

Tuy nhiên, có một số người có thể vì khó khăn khi phải bước lên những bậc cầu thang mà không có sự trợ giúp, nên họ vẫn đi dưới lòng đường.

Hoặc có một số người mạnh khỏe bình thường nhưng có thể vì một chút tiện ích nào đó mà họ không thích đi trên cầu vượt. Nói chung, có một chút lười biếng nên họ đi trực tiếp trên mặt đường và như vậy là không tốt.

PV: Là cơ quan chuyên trách trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ông có những lời khuyên hay khuyến cáo nào cho người dân không?

Ông Nguyễn Thành Lợi: Ở góc độ an toàn giao thông, Ban An toàn giao thông khuyến nghị tất cả người dân, trong phạm vi điều kiện sức khỏe cho phép, nên sử dụng cầu vượt bộ hành để băng qua đường khi có nhu cầu tại các khu vực đã được thiết kế xây dựng các cầu vượt này. Tới đây, thành phố chúng ta sẽ đưa vào vận hành tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Để giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho người bộ hành băng qua các con đường lớn, ví dụ như đường Võ Nguyên Giáp (trước đây là xa lộ Hà Nội), các cơ quan chức năng và nhà đầu tư cũng đã đầu tư xây dựng các cây cầu vượt bộ hành.

Hiện nay, chúng ta cũng thấy rằng, các công trình này đang được triển khai và một số cầu vượt đã hình thành, có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng, tránh nắng tránh mưa và đặc biệt là băng qua các con đường lớn một cách an toàn.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông.

Theo Sở GTVT TP.HCM, hiện nay Sở đang quản lý 40 công trình cầu vượt bộ hành trên toàn địa bàn Thành phố, tập trung tại một số tuyến đường chính như: Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Kinh Dương Vương, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Minh Giám, Quang Trung, Quốc lộ 1, Quốc lộ 22,... và 23 vị trí có chốt đèn dành cho người bộ hành. Tuy nhiên, trên thực tế, các cây cầu vượt bộ hành này không phát huy được hiệu quả, thậm chí nhiều nơi còn trở thành địa điểm tập kết rác thải, nơi ở cho người vô gia cư.

Để ngăn chặn các tình trạng trên, Sở GTVT TP.HCM đề nghị UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về việc giữ gìn vệ sinh, trật tự khi sử dụng cầu bộ hành, sử dụng đúng công năng của những cây cầu này và tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông theo đúng Luật Giao thông đường bộ.

Sở cũng đề nghị UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức chỉ đạo các lực lượng liên quan tăng cường kiểm tra việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, trật tự an ninh và vệ sinh môi trường, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao người dân ít sử dụng cầu vượt bộ hành?
Vì sao người dân ít sử dụng cầu vượt bộ hành?

VOV.VN - Tại họp báo thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM chiều 6/6, đại diện Sở Giao thông vận tải TP cho biết, hiện nay trên địa bàn TP có khoảng 40 cầu vượt bộ hành. Tuy nhiên thực tế người dân ít sử dụng cầu vượt bộ hành mà vẫn giữ thói quen băng qua đường.

Vì sao người dân ít sử dụng cầu vượt bộ hành?

Vì sao người dân ít sử dụng cầu vượt bộ hành?

VOV.VN - Tại họp báo thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM chiều 6/6, đại diện Sở Giao thông vận tải TP cho biết, hiện nay trên địa bàn TP có khoảng 40 cầu vượt bộ hành. Tuy nhiên thực tế người dân ít sử dụng cầu vượt bộ hành mà vẫn giữ thói quen băng qua đường.

Cầu vượt bộ hành, mảnh ghép còn thiếu cho đường Vành đai 2 hiện đại
Cầu vượt bộ hành, mảnh ghép còn thiếu cho đường Vành đai 2 hiện đại

VOV.VN - Đường Vành đai 2 chính thức thông xe vào tháng 1/2023, tuy nhiên, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở dài hơn 5km không có cầu vượt bộ hành, duy nhất một hầm cho người đi bộ tại ngã tư Sở (hoạt động từ năm 2007), và chỉ 10 vị trí có vạch kẻ sang đường.

Cầu vượt bộ hành, mảnh ghép còn thiếu cho đường Vành đai 2 hiện đại

Cầu vượt bộ hành, mảnh ghép còn thiếu cho đường Vành đai 2 hiện đại

VOV.VN - Đường Vành đai 2 chính thức thông xe vào tháng 1/2023, tuy nhiên, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở dài hơn 5km không có cầu vượt bộ hành, duy nhất một hầm cho người đi bộ tại ngã tư Sở (hoạt động từ năm 2007), và chỉ 10 vị trí có vạch kẻ sang đường.

Cầu vượt bộ hành bỏ không, người đi bộ bất chấp nguy hiểm sang đường
Cầu vượt bộ hành bỏ không, người đi bộ bất chấp nguy hiểm sang đường

VOV.VN - Nhiều tuyến đường phố ở Hà Nội được trang bị cầu vượt bộ hành, nhằm giúp người dân có thể qua đường an toàn. Tuy nhiên, tình trạng người dân “ngó lơ” cầu vượt bộ hành, bất chấp nguy hiểm sang đường tùy tiện, không đúng quy định diễn ra rất phổ biến.

Cầu vượt bộ hành bỏ không, người đi bộ bất chấp nguy hiểm sang đường

Cầu vượt bộ hành bỏ không, người đi bộ bất chấp nguy hiểm sang đường

VOV.VN - Nhiều tuyến đường phố ở Hà Nội được trang bị cầu vượt bộ hành, nhằm giúp người dân có thể qua đường an toàn. Tuy nhiên, tình trạng người dân “ngó lơ” cầu vượt bộ hành, bất chấp nguy hiểm sang đường tùy tiện, không đúng quy định diễn ra rất phổ biến.