Chất lượng nguồn nước sinh hoạt ở thành phố Mỹ Tho chưa ổn định

VOV.VN - Dù là xã thuộc thành phố, xã nông thôn mới nâng cao nhưng nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ dân xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnhTiền Giang trong một thời gian dài chất lượng chưa ổn định, thậm chí có một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn của Bộ Y tế.

 

Theo phản ánh của nhiều hộ dân, chất lượng nguồn nước sinh hoạt ở thành phố Mỹ Tho chưa ổn định. Nhiều hộ dân kiến nghị chính quyền và các ngành chức năng địa phương có biện pháp khắc phục tình trạng này, để đảm bảo sức khỏe, tính mạng con người. 

Bà Phùng Thị Kim Phương cũng như nhiều hộ dân ở Tổ 8A, ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Phong bức xúc vì trong một thời gian dài phải sử dụng nguồn nước do doanh nghiệp tư nhân Thủy Nguyên cung cấp thường xuyên có biểu hiện như: hôi bùn, cặn, nhớt. Gần đây, người dân tại đây không dám sử dụng nguồn nước này trong nấu ăn, uống mà phải mua tủ lọc nước hay mua bình nước lọc.

 “ Nước bị bẩn, buổi sáng còn có nhớt, đánh răng tụi tôi phải dùng nước bình luôn. Tất cả ai ở đây cũng bị vậy, nấu cơm bằng nước bình chứ không dám nấu bằng nguồn nước kia. Rửa ràu bằng nước vòi xong, rửa lại bằng nước bình vì ăn rau sống thường xuyên”- bà Phương nói.

Còn ông Huỳnh Ngọc Long, vừa đến ở tại ấp Mỹ Lợi khoảng một năm cũng cho biết, so với lúc trước nguồn nước vòi đã dần cải thiện về chất lượng nhưng thỉnh thoảng vẫn con rong nhớt, cặn màu vàng: “ Hồi mới vô đây ở, mình giống như bị bệnh về da. Trong hết các thành viên trong gia đình khi tắm nước vòi này đầu tiên bị ngứa... Công ty cấp nước Thủy Nguyên vô đây trực tiếp xả nước ra chảy đen nền nhà. Bây giờ nguồn nước có đỡ hơn”.

Thật vậy, thời gian qua nhiều người dân tại xã Mỹ Phong có sử dụng nguồn nước cấp từ trạm cấp nước sinh hoạt tập trung của doanh nghiệp Thủy Nguyên đều than phiền về chất lượng nguồn nước chưa ổn định, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Không biết quy trình xử lý nước tại nguồn thế nào, đường ống dẫn nước ra sao mà thỉnh thoảng nguồn nước cấp đến hộ dân có các biểu hiện như: cặn, bã nhờn, mùi hôi...

Qua kiểm tra của ngành chức năng vào tháng 6 năm nay, nguồn nước sinh hoạt tại ấp Mỹ Lợi có 01 mẫu không đạt chỉ tiêu về Coliforms và Pseudomonas aeruginosa theo quy chuẩn của Bộ y tế. Chánh thanh tra Sở y tế Tiền Giang đã ban hành quyết định xử phạt hành chính chủ doanh nghiệp Thủy Nguyên với số tiền 15 triệu đồng và yêu cầu doanh nghiệp này phải khắc phục các chỉ tiêu chưa đạt quy định.

Phía doanh nghiệp tư nhân Thủy Nguyên thừa nhận, đôi lúc nguồn nước có biểu hiện như trên do đường ống cũ, thời điểm súc rửa vệ sinh bể lọc... doanh nghiệp sẵn sàng giảm bớt tiền phí nước cho các trường hợp này. Trước phản ứng của khách hàng, doanh nghiệp cung ứng nguồn nước đã tăng cường khâu xúc rửa, vệ sinh bể xử lý, đường ống dẫn nước, đến nay chất lượng nước có cải thiện nhất là áp lực nước tăng lên, độ trong hơn trước đây nhưng đôi lúc vẫn còn tình trạng nước có cặn hay hôi bùn. Thế nên nhiều người dân xã Mỹ Phong mong muốn chính quyền địa phương có giải pháp khắc phục triệt để tình trạng này, hay thay đổi nguồn nước khác chất lượng ổn định hơn.

Ông Võ Quốc Nam, người dân ở ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Phong tháng trước phát hiện khi xả nước vòi ra màu xám không biết lý do gì nên rất bức xúc. Ông Nam cho biết, nay chất lượng nước dần cải thiện nhưng đôi lúc cũng còn mùi hôi bùn, nên chưa yên tâm sử dụng: “ Nay nước không còn biểu hiện như trước, cũng trong lại rồi nhưng lâu lâu có mùi mà không phải mùi clo của công ty cấp nước, tôi thấy nước chưa đạt đâu, hơi lo ngại vì thấy nguồn nước đến giờ bị vậy hoài. Mình nghĩ sử dụng nước này sức khoẻ không đảm bảo nên nước uống thì mua nước bình lọc, nấu cơm cũng vậy. Nước vòi chỉ để tắm giặt thôi, tôi thấy nên đề nghị đổi nguồn nước BOO của công ty Cấp nước Tiền Giang sử dụng tốt hơn”.

Theo UBND xã Mỹ Phong, doanh nghiệp tư nhân Thủy Nguyên cung cấp nguồn nước cho hơn 2.000 hộ dân (khoảng 5000 nhân khẩu) tại các ấp Mỹ An, Mỹ Lợi, Hội Gia, Mỹ Hưng, Mỹ Hòa (xã Mỹ Phong) hơn 20 năm qua. Nguồn nước này lấy từ 5 giếng khoan tầng sâu, khi bơm nước lên cho vào các bể lọc và xử lý bằng chất Clo. Tuy nhiên thời gian qua, chủ doanh nghiệp Thủy Nguyên ở Thành phố Hồ Chí Minh, mọi hoạt động của trạm cấp nước đều giao quyền cho nhân viên và khi phóng viên Đài TNVN yêu cầu được thị sát quy trình xử lý của trạm cấp nước này thì cán bộ quản lý tại đây từ chối (!).

Trong khi đó, theo thống kê của trạm y tế xã Mỹ Phong, trên địa bàn xã hiện đang quản lý hơn 180 trường hợp bệnh ung thư các loại đang uống thuốc điều trị và chưa rõ nguyên nhân, do đó người dân địa phương rất lo lắng khi nguồn nước sinh hoạt trong gia đình chưa ổn định về chất lượng.  

 Trao đổi với  PV/VOV, ông Đoàn Quốc Khương, Chủ tịch UBND xã Mỹ Phong cho biết, đã nhận đơn đề nghị thay đổi nguồn nước của nhiều hộ dân ở ấp Mỹ Lợi và sẽ có hướng giải quyết nhu cầu của người dân. Ông Đoàn Quốc Khương cho rằng:“ Việc này tôi đã trao đổi với phòng kinh tế, hướng dự kiến tuần sau sẽ tổ chức một cuộc họp để đối thoại, gặp gỡ người dân 3 bên: chính quyền- người dân- doanh nghiệp. Tụi tôi đã làm việc chỗ doanh nghiệp, nếu người dân có yêu cầu thay đổi nguồn nước cung cấp doanh nghiệp sẽ thống nhất giao hộ chứ không giao vùng. Thí dụ hộ nào đề nghị công ty Cấp nước cung cấp thì chỉ giao hộ đó thôi chứ không giao vùng, việc này rất khó, tôi sẽ trao đổi tiếp với doanh nghiệp. Bây giờ qua xét nghiệm lại các chỉ tiêu nước sinh hoạt nhìn chung đảm bảo yêu cầu”.

Hiện nay, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho là xã Nông thôn mới nâng cao và đang phấn đấu lên xã Nông thôn mới kiểu mẫu. Do đó, tình trạng nguồn nước sinh hoạt chưa ổn định về chất lượng gây bức xúc đối với nhiều hộ dân cần được ngành chức năng và chính quyền địa phương quan tâm, giải quyết triệt để, đảm bảo tính hài hòa lợi ích và trách nhiệm giữa doanh nghiệp- người dân; trong đó phải đặt vấn đề sức khỏe, tính mạng con người lên trên hết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bao giờ người dân miền núi tỉnh Quảng Trị có nước sạch sinh hoạt
Bao giờ người dân miền núi tỉnh Quảng Trị có nước sạch sinh hoạt

VOV.VN - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cộng với sự xuống cấp của các công trình, nhiều địa phương miền núi trong tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất vào mùa nắng nóng. Hiện, các địa phương vẫn chưa có giải pháp xử lý hiệu quả. Thực trạng nan giải này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, tác động đến phát triển KTXH địa phương

Bao giờ người dân miền núi tỉnh Quảng Trị có nước sạch sinh hoạt

Bao giờ người dân miền núi tỉnh Quảng Trị có nước sạch sinh hoạt

VOV.VN - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cộng với sự xuống cấp của các công trình, nhiều địa phương miền núi trong tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất vào mùa nắng nóng. Hiện, các địa phương vẫn chưa có giải pháp xử lý hiệu quả. Thực trạng nan giải này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, tác động đến phát triển KTXH địa phương

75% người lao động có lương và thu nhập không đáp ứng được sinh hoạt
75% người lao động có lương và thu nhập không đáp ứng được sinh hoạt

VOV.VN - Qua khảo sát, hơn 75% người lao động họ nói rằng, tiền lương và thu nhập không đáp ứng được nhu cầu chi phí sinh hoạt cơ bản hàng tháng của họ và nhiều người phải vay tiền để trang trải các chi phí.

75% người lao động có lương và thu nhập không đáp ứng được sinh hoạt

75% người lao động có lương và thu nhập không đáp ứng được sinh hoạt

VOV.VN - Qua khảo sát, hơn 75% người lao động họ nói rằng, tiền lương và thu nhập không đáp ứng được nhu cầu chi phí sinh hoạt cơ bản hàng tháng của họ và nhiều người phải vay tiền để trang trải các chi phí.

Dân thiếu nước sinh hoạt, công trình cấp nước thi công “rùa bò”
Dân thiếu nước sinh hoạt, công trình cấp nước thi công “rùa bò”

VOV.VN - Theo kế hoạch, năm 2021 công trình Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định hoàn thành đi vào hoạt động. Đến nay đã trễ 2 năm, dự án này vẫn “bất động”, nhiều hộ dân ở bên công trình này đang khát nước.

Dân thiếu nước sinh hoạt, công trình cấp nước thi công “rùa bò”

Dân thiếu nước sinh hoạt, công trình cấp nước thi công “rùa bò”

VOV.VN - Theo kế hoạch, năm 2021 công trình Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định hoàn thành đi vào hoạt động. Đến nay đã trễ 2 năm, dự án này vẫn “bất động”, nhiều hộ dân ở bên công trình này đang khát nước.