Chi hơn 5.300 tỷ đồng phí khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

VOV.VN - Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu học sinh, sinh viên HSSV sử dụng thẻ BHYT với hơn 6 triệu lượt khám chữa bệnh (KCB) BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm HSSV bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.

Năm học 2022-2023, cả nước đạt tỷ lệ hơn 97% tổng số HSSV tham gia BHYT, tương đương 18,8 triệu HSSV được đảm bảo và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi BHYT theo quy định. Nếu không may ốm đau, tai nạn… các em sẽ được quỹ BHYT thanh toán với số tiền KCB không giới hạn trong phạm vi, mức hưởng. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính phải qua các đợt điều trị, dài ngày như: chạy thận nhân tạo, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch… đã được quỹ BHYT chi trả từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, năm 2022, cả nước có khoảng 3,5 triệu HSSV KCB BHYT với gần 7,4 triệu lượt KCB, số tiền được quỹ BHYT chi trả là 3.142 tỷ đồng. 8 tháng năm 2023, số HSSV KCB BHYT khoảng 2,7 triệu người với số lượt khám là 5,2 triệu, số tiền được quỹ BHYT chi trả là 2.174 tỷ đồng.

Nhiều trường hợp HSSV đi KCB đã được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn. Cụ thể, có 1.435 HSSV được quỹ BHYT chi trả phí từ 100 đến 200 triệu. 568 HSSV được quỹ BHYT chi trả từ 200 đến 500 triệu đồng.  

Một số trường hợp HSSV được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn (trong năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023) như sau:

Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao nhất là 1,07 tỷ đồng (trong năm 2022): mã thẻ HS4797937XXXXXX, sinh năm 2006, địa chỉ 18A Đô Đốc Long, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh; chẩn đoán bệnh chính là "Bệnh của hốc mắt, Viêm cơ tim cấp, Di chứng tổn thương nội sọ”.

Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ hai là 1,04 tỷ đồng (trong năm 2022): mã thẻ HS4828222XXXXXX, sinh năm 2008, địa chỉ xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; chẩn đoán bệnh chính là "Thiếu yếu tố VIII di truyền, Sốt xuất huyết nặng”.

Một trường hợp khác, cũng được quỹ BHYT chi trả 1,04 tỷ đồng (trong đó năm 2022 được chi trả 0,66 tỷ đồng, 08 tháng đầu năm 2023 được chi trả 0,38 tỷ đồng): mã thẻ HS4013520XXXXXX, sinh năm 2014, địa chỉ 12 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; chẩn đoán bệnh chính là "Gan xơ hóa, Viêm đường mật, Teo đường mật…”.

Người bệnh được quỹ BHYT chi trả 0,92 tỷ đồng (trong đó năm 2022 được chi trả 0,69 tỷ đồng, 08 tháng đầu năm 2023 được chi trả 0,23 tỷ đồng): mã thẻ HS4010123XXXXXX, sinh năm 2007, địa chỉ phường Gia Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội; chẩn đoán bệnh chính là "Nhiễm khuẩn huyết não mô cầu không đặc hiệu, Viêm gan virus cấp khác, Suy tủy xương vô căn… ”.

Có thể khẳng định, BHYT là chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa thiết thực, quan trọng, góp phần hiệu quả trong công tác KCB, chăm sóc sức khỏe HSSV nói riêng và người dân nói chung. Tham gia BHYT HSSV không chỉ để chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ mà còn thể hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật và tinh thần tương thân tương ái của các em để chia sẻ rủi ro với những người không may gặp rủi ro về sức khỏe…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy cơ phá vỡ ý nghĩa về chia sẻ của BHYT
Nguy cơ phá vỡ ý nghĩa về chia sẻ của BHYT

VOV.VN - Đề xuất thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế (VTYT) trực tiếp cho người tham gia BHYT còn nhiều vướng mắc, bất cập do theo quy định, cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm phải cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, VTYT và dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh.

Nguy cơ phá vỡ ý nghĩa về chia sẻ của BHYT

Nguy cơ phá vỡ ý nghĩa về chia sẻ của BHYT

VOV.VN - Đề xuất thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế (VTYT) trực tiếp cho người tham gia BHYT còn nhiều vướng mắc, bất cập do theo quy định, cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm phải cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, VTYT và dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh.