Chính phủ cần sớm có giải pháp cải thiện mức sinh để tránh "già trước khi giàu"

VOV.VN - Ủy ban Kinh tế cảnh báo nhiều quốc gia rơi vào tình trạng "già trước khi giàu" do mức sinh quá thấp và đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp ở cấp độ quốc gia.

Trình bày báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ trước Quốc hội sáng 21/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức thay thế và có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, khu vực. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc thực hiện các mục tiêu theo Nghị quyết của Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, Việt Nam đang chuyển giao từ thời kỳ “già hóa dân số” sang “dân số già”.

Ước tính của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, đến ngày 7/1, dân số của Việt Nam là hơn 99 triệu người (chiếm 1,23% dân số toàn thế giới), đứng thứ 3 (sau Indonesia, Philippines) trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, thứ 15 trên toàn thế giới (giảm hai bậc so với cách đây 10 năm).

Tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ. Theo dự báo, với mức sinh trung bình như hiện nay, năm 2024, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 0,93% và sẽ giảm còn 0,73% năm 2029, 0,63% năm 2034, 0,55% năm 2039 và còn 0% vào năm 2069.

Quá trình già hóa dân số của Việt Nam được dự báo đến nhanh hơn dự kiến. Từ năm 2036 cho tới hết thời kỳ dự báo, dân số cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) cao hơn dân số trẻ em (0-14 tuổi).

“Già hóa dân số là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia thời gian tới, do đó, rất cần có những giải pháp phù hợp để không rơi vào tình trạng già trước khi giàu”, ông Vũ Hồng Thanh nêu rõ.

Ủy ban Kinh tế cũng lo ngại trong tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn chưa được cải thiện. Tỷ số giới tính của trẻ mới sinh năm 2024 ước là 112,3 bé trai/100 bé gái, không đạt chỉ tiêu tại Nghị quyết của Trung ương 111,2 bé trai/100 bé gái.

Mất cân bằng giới tính khi sinh gây ảnh hưởng lâu dài đến cơ cấu dân số Việt Nam cũng như dẫn tới hậu quả về xã hội và nhân khẩu học; là một trong những nguyên nhân gây bất bình đẳng giới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người Việt sẽ “giàu trước khi già”?
Người Việt sẽ “giàu trước khi già”?

VOV.VN - Lực lượng lao động trẻ là cơ hội mà Việt Nam cần tận dụng để tiệm cận nhiều hơn với các công nghệ cao… từ đó vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Người Việt sẽ “giàu trước khi già”?

Người Việt sẽ “giàu trước khi già”?

VOV.VN - Lực lượng lao động trẻ là cơ hội mà Việt Nam cần tận dụng để tiệm cận nhiều hơn với các công nghệ cao… từ đó vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Mức sinh thấp: Nhiều hệ lụy trong tương lai
Mức sinh thấp: Nhiều hệ lụy trong tương lai

VOV.VN - Gánh nặng kinh tế, áp lực tinh thần cùng những lo lắng về trách nhiệm nuôi dạy trẻ khiến nhiều cặp vợ chồng có tâm lý không sinh con hoặc sinh ít con. Thực tế này đã và đang trở thành vấn đề đáng lo ngại, bởi có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực trong bối cảnh đang già hóa dân số.

Mức sinh thấp: Nhiều hệ lụy trong tương lai

Mức sinh thấp: Nhiều hệ lụy trong tương lai

VOV.VN - Gánh nặng kinh tế, áp lực tinh thần cùng những lo lắng về trách nhiệm nuôi dạy trẻ khiến nhiều cặp vợ chồng có tâm lý không sinh con hoặc sinh ít con. Thực tế này đã và đang trở thành vấn đề đáng lo ngại, bởi có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực trong bối cảnh đang già hóa dân số.

Mức sinh ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống dưới mức sinh thay thế
Mức sinh ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống dưới mức sinh thay thế

VOV.VN - Mức sinh ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống dưới mức sinh thay thế, từ 2,11 con/phụ nữ (2021) xuống 2,01 con/phụ nữ (2022) và năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ. Đây là mức giảm thấp nhất trong lịch sử và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Mức sinh ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống dưới mức sinh thay thế

Mức sinh ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống dưới mức sinh thay thế

VOV.VN - Mức sinh ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống dưới mức sinh thay thế, từ 2,11 con/phụ nữ (2021) xuống 2,01 con/phụ nữ (2022) và năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ. Đây là mức giảm thấp nhất trong lịch sử và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.