Chợ Thủ Dầu Một xuống cấp khiến tiểu thương ngán ngẩm

VOV.VN - Sau hơn 100 năm xây dựng, đến nay, chợ Thủ Dầu Một đã xuống cấp. Tiểu thương mong muốn được cải tạo để yên tâm mua bán và bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử lâu đời.

Không gian bí bách, nguy cơ cháy nổ cao

Chợ Thủ Dầu Một ở TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được xây dựng cách đây hơn 100 năm, với tên gọi ban đầu là chợ Phú Cường. Chợ được thiết kế theo kiến trúc của Pháp với hình dáng con tàu và đỉnh tháp là chiếc đồng hồ. Diện tích chợ khoảng 5.600m2 với chiều cao 10,3m.

Không chỉ là nơi mua bán, chợ còn là một biểu tượng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Bình Dương và Nam bộ. Nơi đây còn chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Sau thời "hoàng kim” đến nay chợ đã xuống cấp. Mái tôn bị thủng, rỉ sét, dây điện chằng chịt, tường bong tróc và đầy mạng nhện... ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, mua bán của tiểu thương, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Bên trong nhà lồng chợ, không gian chật hẹp, các gian hàng san sát nhau, trông rất nhếch nhác.

Bà Tuyết Lan, tiểu thương bán trong chợ hơn 30 năm than thở, lối đi chật hẹp, nóng bức khiến khách hàng ngày một rời xa chợ. “Tôi bán hàng ở đây lâu nên cũng quen dần với sức nóng này. Bây giờ 10h sáng còn đỡ, đến tầm 11h – 14h là chịu không nổi. Ai vào mua đồ cũng đổ mồ hôi. Mình bán vì miếng cơm manh áo nên ráng chịu đựng, những chợ nóng quá khách không muốn vào chợ”, bà Lan nói.

Trước thực trạng trên, các tiểu thương hy vọng chợ được cải tạo, tu sửa để yên tâm mua bán, cũng như dần “kéo” lại khách hàng. Theo các tiểu thương, nếu để tình trạng kéo dài thì tiểu thương sẽ rời đi. Lúc đó, chợ sẽ bị bỏ hoang. Một số tiểu thương ở chợ Thủ Dầu Một bộc bạch:

“Chợ này càng ngày vắng, người ta càng đi ra chứ không muốn vào chợ bán hàng. Từ mấy chục năm nay chợ không có tiểu thương mới”.

“Tôi rất muốn duy trì chợ này để buôn bán. Tuy nhiên, không biết cấp trên có phương án gì để cải tạo, còn người dân thì chỉ biết chịu khổ buôn bán kiếm chút lời”.

“Ban Quản lý nên coi lại, xem xét lại việc che chắn mưa, sơn phết cho chợ tươm tất”.

Sẽ thu hồi quyền quản lí nếu không cải tạo

Trước đây, chợ Thủ Dầu Một do Công ty MTV Thương mại thời trang dệt may Việt Nam quản lý. Đến ngày 2/11/2012, UBND tỉnh Bình Dương có Quyết định 3027 về việc chuyển giao cho Công ty CP Thương mại-Dịch vụ đầu tư Thủ Dầu Một quản lí, đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ.

Theo quyết định này, công ty có trách nhiệm đầu tư, cải tạo, xây dựng chợ theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống và phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển TP. Thủ Dầu Một. Thế nhưng, tình trạng này đến nay vẫn chưa cải thiện được, chợ ngày càng xuống cấp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt đô thị TP. Thủ Dầu Một và khiến nhiều người tiếc nuối vì một công trình đậm chất văn hóa, lịch sử bị bỏ quên.

Lãnh đạo UBND TP. Thủ Dầu Một cho biết, đã nhiều lần làm việc với Công ty CP Thương mại - Dịch vụ đầu tư Thủ Dầu Một, nhưng chủ đầu tư chưa có động thái tích cực để thực hiện chỉnh trang, cải tạo lại ngôi chợ. Hiện nay, UBND TP. Thủ Dầu Một đã giao cho đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ, nghiên cứu và đề xuất hướng cải tạo, sửa chữa chợ theo tinh thần Quyết định 3027 của UBND tỉnh.

Ông Võ Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Thủ Dầu Một nhấn mạnh, việc chỉnh trang chợ phải làm ngay, không thể kéo dài. Đơn vị được giao quản lí chợ sẽ chỉnh trang, nếu không làm TP.Thủ Dầu Một sẽ sử dụng ngân sách thực hiện.

Hiện nay, các đơn vị cũng đang rà soát lại việc quản lý, vận hành của Ban quản lí chợ Thủ Dầu Một. Nếu đơn vị này không đảm bảo theo tiêu chí, yêu cầu đặt ra sẽ kiến nghị UBND tỉnh xử lý. Đối với nỗi lo của tiểu thương, sau cải tạo tiền thuê mặt bằng cao và khó thuê lại để mua bán. Ông Thành cho biết, trên tinh thần chung sẽ ưu tiên, hỗ trợ cho bà con đã buôn bán lâu đời.

“Khi chợ được đầu tư xây dựng lại phải theo hướng đảm bảo văn minh, hiện đại và đạt các tiêu chí của chợ loại I. Việc ưu tiên cho bà con tiểu thương là chắc chắn sẽ có. Vấn đề đặt ra là luôn luôn phải đảm bảo quyền lợi cho bà con tiểu thương, những người đã gắn bó lâu đời với chợ truyền thống. Bằng cách nào, như thế nào, giải pháp nào là trách nhiệm của chính quyền địa phương phải suy nghĩ và giải quyết", ông Thành khẳng định.

Qua rà soát của UBND TP.Thủ Dầu Một, trong chợ hiện còn 54 hộ kinh doanh. Nhằm đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, UBND TP.Thủ Dầu Một đã chỉ đạo lực lượng công an tuyên truyền, kiểm tra, nhắc nhở bà con tự phòng ngừa để đảm bảo tài sản, tính mạng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều siêu thị, chợ dân sinh mở cửa bán hàng từ mùng 2 Tết
Nhiều siêu thị, chợ dân sinh mở cửa bán hàng từ mùng 2 Tết

VOV.VN - Mùng 2 Tết Giáp Thìn, một số siêu thị, tiểu thương kinh doanh đã bắt đầu mở cửa bán hàng trở lại, nhu cầu hàng hóa trong hôm nay chưa cao và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống…

Nhiều siêu thị, chợ dân sinh mở cửa bán hàng từ mùng 2 Tết

Nhiều siêu thị, chợ dân sinh mở cửa bán hàng từ mùng 2 Tết

VOV.VN - Mùng 2 Tết Giáp Thìn, một số siêu thị, tiểu thương kinh doanh đã bắt đầu mở cửa bán hàng trở lại, nhu cầu hàng hóa trong hôm nay chưa cao và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống…

Sau Tết, chợ truyền thống ảm đạm, sức mua giảm
Sau Tết, chợ truyền thống ảm đạm, sức mua giảm

VOV.VN - Sau Tết là thời điểm bước vào mùa lễ hội xuân 2024, với những dự báo thị trường sẽ khởi sắc hơn. Tuy nhiên, ghi nhận tại các chợ truyền thống, mặc dù nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, thậm chí còn rẻ ở những mặt hàng rau củ, trái cây, thủy hải sản, nhưng sức mua giảm sâu, khiến tiểu thương ngao ngán.

Sau Tết, chợ truyền thống ảm đạm, sức mua giảm

Sau Tết, chợ truyền thống ảm đạm, sức mua giảm

VOV.VN - Sau Tết là thời điểm bước vào mùa lễ hội xuân 2024, với những dự báo thị trường sẽ khởi sắc hơn. Tuy nhiên, ghi nhận tại các chợ truyền thống, mặc dù nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, thậm chí còn rẻ ở những mặt hàng rau củ, trái cây, thủy hải sản, nhưng sức mua giảm sâu, khiến tiểu thương ngao ngán.

Sức mua hàng hóa Tết ở chợ truyền thống Đà Nẵng giảm so với mọi năm
Sức mua hàng hóa Tết ở chợ truyền thống Đà Nẵng giảm so với mọi năm

VOV.VN - Những ngày này, nhu cầu mua bán hàng hóa Tết tại các chợ truyền thống Đà Nẵng bắt đầu tăng nhẹ, giá cả không tăng và hàng hoá phong phú hơn.

Sức mua hàng hóa Tết ở chợ truyền thống Đà Nẵng giảm so với mọi năm

Sức mua hàng hóa Tết ở chợ truyền thống Đà Nẵng giảm so với mọi năm

VOV.VN - Những ngày này, nhu cầu mua bán hàng hóa Tết tại các chợ truyền thống Đà Nẵng bắt đầu tăng nhẹ, giá cả không tăng và hàng hoá phong phú hơn.

Đảm bảo an toàn phòng cháy, an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống
Đảm bảo an toàn phòng cháy, an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống

VOV.VN - Hàng hoá sắp xếp ngăn nắp, lối đi thông thoáng, thiết bị điện đảm bảo an toàn, không thắp nhang, đốt vàng mã trong chợ…, đã trở thành thói quen hàng ngày của tiểu thương chợ Đông Ba.

Đảm bảo an toàn phòng cháy, an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống

Đảm bảo an toàn phòng cháy, an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống

VOV.VN - Hàng hoá sắp xếp ngăn nắp, lối đi thông thoáng, thiết bị điện đảm bảo an toàn, không thắp nhang, đốt vàng mã trong chợ…, đã trở thành thói quen hàng ngày của tiểu thương chợ Đông Ba.

Gần Tết, chợ truyền thống vẫn vắng khách
Gần Tết, chợ truyền thống vẫn vắng khách

VOV.VN - Còn hơn một tháng nữa là Tết Giáp Thìn -2024 nhưng tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sức mua vẫn ảm đạm. Tiểu thương tại các chợ ở Đà Nẵng bán hàng giảm giá trực tiếp trên sản phẩm từ 5 - 10%, có sản phẩm giảm 20% để kích cầu mua sắm.

Gần Tết, chợ truyền thống vẫn vắng khách

Gần Tết, chợ truyền thống vẫn vắng khách

VOV.VN - Còn hơn một tháng nữa là Tết Giáp Thìn -2024 nhưng tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sức mua vẫn ảm đạm. Tiểu thương tại các chợ ở Đà Nẵng bán hàng giảm giá trực tiếp trên sản phẩm từ 5 - 10%, có sản phẩm giảm 20% để kích cầu mua sắm.

Chợ truyền thống tại TP.HCM ế ẩm vì kinh doanh tự phát?
Chợ truyền thống tại TP.HCM ế ẩm vì kinh doanh tự phát?

VOV.VN - Trước tình trạng chợ truyền thống tại TP.HCM ế ẩm, Sở Công thương đề nghị UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện giải quyết triệt để việc buôn bán tự phát xung quanh các chợ, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến mãi lực và hoạt động kinh doanh bên trong chợ truyền thống. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của UBND TP.HCM chiều 23/11.

Chợ truyền thống tại TP.HCM ế ẩm vì kinh doanh tự phát?

Chợ truyền thống tại TP.HCM ế ẩm vì kinh doanh tự phát?

VOV.VN - Trước tình trạng chợ truyền thống tại TP.HCM ế ẩm, Sở Công thương đề nghị UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện giải quyết triệt để việc buôn bán tự phát xung quanh các chợ, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến mãi lực và hoạt động kinh doanh bên trong chợ truyền thống. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của UBND TP.HCM chiều 23/11.

100% chợ truyền thống Hà Nội không sử dụng túi nilon: Mục tiêu khó khả thi
100% chợ truyền thống Hà Nội không sử dụng túi nilon: Mục tiêu khó khả thi

VOV.VN - Cuối năm ngoái, Hà Nội ban hành kế hoạch về chương trình hành động quốc gia trong sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023. Một trong những mục tiêu là đến cuối năm, các chợ truyền thống không sử dụng túi nilon đạt tỷ lệ 100%. Hơn nửa năm đã trôi qua, nhưng “truyền thống” sử dụng nilon vẫn chưa hề thay đổi.

100% chợ truyền thống Hà Nội không sử dụng túi nilon: Mục tiêu khó khả thi

100% chợ truyền thống Hà Nội không sử dụng túi nilon: Mục tiêu khó khả thi

VOV.VN - Cuối năm ngoái, Hà Nội ban hành kế hoạch về chương trình hành động quốc gia trong sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023. Một trong những mục tiêu là đến cuối năm, các chợ truyền thống không sử dụng túi nilon đạt tỷ lệ 100%. Hơn nửa năm đã trôi qua, nhưng “truyền thống” sử dụng nilon vẫn chưa hề thay đổi.