Cho xe mô tô phân khối lớn chạy vào đường cao tốc: Nên hay không?

VOV.VN - Tai nạn hay không là do ý thức con người. Chúng ta cần hoàn thiện các qui định về vấn đề này để tránh lãng phí.

 (Nghe toàn bộ cuộc trao đổi tại đây) 

Nên hay không nên cho mô tô từ 175 phân khối trở lên chạy vào 3 tuyến đường cao tốc gồm Hà Nội - Lào Cai, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Sài Gòn - Trung Lương? Vị khách mời của chương trình Điểm hẹn 17h là ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Thành phố Hà Nội.

 

Nhiều nước đã cho phép xe máy phân khối lớn chạy trên đường cao tốc.

PV: Thưa ông, đề xuất về việc cho xe máy phân khối lớn được chạy trên một số cao tốc được đưa ra nhằm giải quyết bất cập là chúng ta đã cho nhập khẩu xe phân khối lớn mà không tính toán đường chạy cho loại xe này. Việc cho xe phân khối lớn chạy cùng làn xe 2 bánh, làn xe hỗn hợp như hiện nay cũng sẽ gây hệ lụy về ô nhiễm môi trường, hư hại xe khi xe này có giá trị cao, mất an toàn cho các phương tiện khác… Theo ông, những lý do đó thuyết phục không?

Ông Bùi Danh Liên: Nêu ra nhiều lý do nhưng theo chúng tôi, việc đưa xe máy phân khối lớn vào hoạt động trên đường cao tốc là đúng qui luật phát triển kinh tế-xã hội. Chúng ta đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao tốc độ lưu thông các tuyến đường. Nếu bây giờ, nếu chỉ cho ô tô chạy thì cái đường cao tốc đó không phát huy hết hiệu quả, tức là không tăng thêm giá trị gia tăng của giá trị đầu tư. Hơn nữa, thế giới đã sử dụng đường cao tốc cho xe phân khối lớn hoạt động thì không lý do gì chúng ta hòa nhập với kinh tế thị trường lại không tham gia. Những người nước ngoài vào công tác tại Việt Nam chắc chắn sẽ đưa xe phân khối lớn vào. Theo tôi, đấy cũng là vấn đề cần phải xem xét.

Một ý nữa là, vấn đề tai nạn là ý thức của con người. Trên xe phân khối lớn, cho nhập về mà không được chạy thì vô lý và lãng phí vô cùng. Tôi lấy ví dụ, đường Lê Duẩn, bây giờ có xe phân khối lớn và nhỏ đi chung với nhau thì rất không an toàn. Vậy, nên chăng, xe phân khối lớn được đi chung làn với ô tô, vì nó đảm bảo tốc độ ngang nhau thì sự va chạm ít. Còn xe thô sơ, đối với đường bình thường có làn riêng. Riêng đường cao tốc, Nhà nước, các chuyên gia, các cơ quan soạn thảo pháp luật nên kiến nghị, nghiên cứu chính sách đặc thù sửa lại luật để những phương tiện đó được tham gia. Điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, đảm bảo an toàn là do con người.

PV: Nhu cầu này phải song hành với những điều kiện về hạ tầng để đảm bảo an toàn giao thông. Có ý kiến cho rằng, với nước ta hiện nay thì chưa phù hợp, nhất là đường xá còn yếu kém hơn nước khác. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Bùi Danh Liên: Tôi nghĩ rằng, nếu gây tai nạn thì nhiều nguyên nhân chứ không phải xe lớn hay xe bé. Vấn đề ý thức của con người thì thậm chí đi xe đạp cũng gây tai nạn cho ô tô. Cho nên, chúng ta phải tập trung vào con người là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo an toàn giao thông. Do đó, cho phép đưa xe phân khối lớn vào chạy đường cao tốc nếu chú ý một cách toàn diện chắc chắn sẽ hạn chế tai nạn.

PV: Tức là, cơ sở vật chất hiện nay của Việt Nam có thể đáp ứng được việc chúng ta cho mô tô phân khối lớn chạy trên đường cao tốc?

Ông Bùi Danh Liên: Thiết kế đường cao tốc của Việt Nam hiện nay là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cho nên, chúng ta cho ô tô và xe máy lưu hành với tốc độ cao trên đường cao tốc đúng qui định là đúng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thì chúng ta phải chuẩn bị các khâu: Người lái xe phải có tay nghề tương đối thuần thục; phải trang bị bảo hiểm mũ, cổ, chân, tay, quần áo, thậm chí người ngồi đằng sau xe cũng phải được trang bị đầy đủ…

PV: Liên quan đến những yêu cầu về người cầm lái, bây giờ chúng ta mới chỉ có duy nhất bằng A2 cho tất cả những loại xe mô tô từ phân khối lớn đến nhỏ. Vậy nếu cho phép xe phân khối lớn mà di chuyển trên đường cao tốc thì có phải điều chỉnh những yêu cầu đó không?

Ông Bùi Danh Liên: Lâu nay chúng ta chỉ có một loại bằng, nhưng gần đây, Bộ GTVT cho phát hành bằng A2 (học tập và thực hành những phương tiện có phân khối lớn), là việc rất tốt, cần sửa đổi, bổ sung và làm thế nào hoàn thiện các văn bản pháp luật để đưa được những phương tiện này vào hoạt động. Riêng việc phân luồng ở đường không phải cao tốc cũng phải cho họ hoạt động nhưng phải hoạt động chung với các phương tiện cơ giới có tốc độ cao chứ không được đi vào đường hỗn hợp các loại xe thô sơ.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vi phạm, xe phân khối lớn bỏ chạy gây tai nạn liên hoàn
Vi phạm, xe phân khối lớn bỏ chạy gây tai nạn liên hoàn

Người thanh niên vừa đi xe phân khối lớn, vừa đeo tai nghe, khi bị yêu cầu dừng xe đã phóng với tốc độ cao nên đâm vào 2 xe khác đi cùng chiều.

Vi phạm, xe phân khối lớn bỏ chạy gây tai nạn liên hoàn

Vi phạm, xe phân khối lớn bỏ chạy gây tai nạn liên hoàn

Người thanh niên vừa đi xe phân khối lớn, vừa đeo tai nghe, khi bị yêu cầu dừng xe đã phóng với tốc độ cao nên đâm vào 2 xe khác đi cùng chiều.

Nam thanh niên lái xe phân khối lớn gây tai nạn, thách thức công an
Nam thanh niên lái xe phân khối lớn gây tai nạn, thách thức công an

Khi phóng viên các báo có mặt tác nghiệp hiện trường vụ tai nạn thì cũng bị thanh niên này hăm dọa, đòi xóa hình ảnh.

Nam thanh niên lái xe phân khối lớn gây tai nạn, thách thức công an

Nam thanh niên lái xe phân khối lớn gây tai nạn, thách thức công an

Khi phóng viên các báo có mặt tác nghiệp hiện trường vụ tai nạn thì cũng bị thanh niên này hăm dọa, đòi xóa hình ảnh.

Xe phân khối lớn “đại chiến” xe chở đá
Xe phân khối lớn “đại chiến” xe chở đá

VOV.VN -Vụ tai nạn xảy ra trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1, TP HCM)  đã làm 2 người trong thương. 

Xe phân khối lớn “đại chiến” xe chở đá

Xe phân khối lớn “đại chiến” xe chở đá

VOV.VN -Vụ tai nạn xảy ra trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1, TP HCM)  đã làm 2 người trong thương.