Chống dịch trong môi trường số: Dịch vụ công trực tuyến bùng nổ

VOV.VN - Trong năm 2020, chỉ khoảng 1 tháng khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã đạt 24%.

Để chống dịch Covid-19 thành công, thay đổi tâm thế sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh Covid-19 là chưa đủ, mà cần nhiều biện pháp về công nghệ, có thể là vắc xin hay thuốc điều trị. Nhưng còn một biện pháp đơn giản mà luôn hiệu quả, đó là sử dụng các ứng dụng phần mềm, để phòng dịch và nâng cao sức khỏe.

Tâm thế thích ứng với những biến đổi nguy hiểm từ dịch Covid-19 đã giúp nhiều người dân dần thay đổi được quan điểm về việc sử dụng các công nghệ trên môi trường số. Từ những em học sinh đã sử dụng các thiết bị thông minh, tham gia vào các nền tảng giáo dục trực tuyến, nghe thầy cô giảng bài, làm bài tập online,.. đến các phụ huynh cũng thay đổi, để sẵn sàng với tâm thế thích ứng trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Anh Nguyễn Quang Tuấn - một phụ huynh ở Hà Nội - chia sẻ: "Khi chưa học online, các con hoàn toàn có thể mang sách vở ra, hoặc làm các hoạt động có liên quan đến việc học tập, bao gồm cả việc giải trí, để quen với nếp học, tránh việc gián đoạn thời gian học. Khi nào nhà trường học online, thì sẽ kết nối lại cho con học đầy đủ và đúng giờ".

Trong năm 2020, chỉ khoảng 1 tháng khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã đạt 24%. Trong khi, tính đến hết năm 2019, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ mới đạt 12%. Con số này đồng nghĩa với việc, sau 20 năm ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống, nhưng khi phải thích ứng với dịch Covid-19, sự thay đổi trong hành động của mỗi người để có thể phù hợp với hoàn cảnh mới, đã góp phần tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong 1 tháng bằng khoảng thời gian của 20 năm. Người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến vẫn tăng lên qua từng ngày.

Thay đổi thói quen từ việc học tập trực tuyến của trẻ em, đến thay đổi cách làm việc trực tuyến của người lớn, hay cách chăm sóc sức khoẻ tại nhà của cả cộng đồng được thuận lợi hơn cũng là nhờ đã có nhiều nền tảng số Make in Việt Nam. Người sử dụng có thể cài các ứng dụng theo dõi sức khoẻ, khai báo y tế hoặc kết nối với bác sĩ như Bluezone, Telehealth, NCOVI, VOV Bacsi 24, S-Health,… Dù chưa biết cách sử dụng các ứng dụng, thì người già hay trẻ em chỉ cần được hướng dẫn một vài lần là có thể thực hiện được, bởi đây hoàn toàn là những ứng dụng bằng tiếng Việt. Trong những trường hợp cần thiết phải đến viện thăm khám, người dân có thể kết nối với bác sĩ trên môi trường trực tuyến, được tư vấn nên đến chuyên khoa nào, hoặc có thể đăng ký trực tuyến, sử dụng thẻ khám bệnh thông minh, không cần phải xếp hàng tại bệnh viện nữa.

Đóng góp vào việc tuyên truyền để người dân thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh, Kênh FM Sức khoẻ của Đài Tiếng nói Việt Nam đã cung cấp nền tảng ứng dụng cho bác sĩ từ các bệnh viện tư vấn sức khỏe trực tuyến qua VOV Bacsi24 .

Ứng dụng này có thể sử dụng ở bất cứ đâu như nhận xét của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ - Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam: "Chúng tôi qua theo dõi, thì thấy rằng là ngoài vùng đô thị, miền xuôi thì vùng miền núi dùng cái này cũng rất tốt. Ngay cả lực lượng đi trên biển, qua ứng dụng này thì bà con ngư dân vẫn có thể có những xử lý những tình huống liên quan đến sức khoẻ. Hay là lực lượng bảo vệ Tổ quốc ở trên biển như hải quân, biên phòng, kiểm ngư rồi thì một số lực lượng khác, thì dùng ứng dụng này cũng rất là tốt. Được sự phối hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông, của Bộ Y tế, chúng tôi cũng rất mong muốn là chúng ta lan toả ứng dụng này, một ứng dụng tiện lợi, có hiệu quả tốt hơn, vì sức khoẻ của người dân".

Với những nền tảng số do người Việt phát triển, cộng đồng có thể kết nối với nhau, để học tập trực tuyến, làm việc trực tuyến, chăm sóc sức khoẻ từ xa, thực hiện các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng… Đây chính là những điều tốt đẹp mà công nghệ đang đem lại cho chúng ta, để có thể trải nghiệm cuộc sống như là bài hát “The AI Love song” do Kỹ sư Nguyễn Hoàng Bảo Đại thể hiện, Đây là ca khúc được Trí tuệ nhân tạo sáng tác và trí tuệ nhân tạo mà anh Nguyễn Hoàng Bảo Đại nghiên cứu, có thể sáng tác được 10 bài hát trong 1 giây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp “vực dậy” hậu Covid-19
Công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp “vực dậy” hậu Covid-19

VOV.VN - Để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19, không còn con đường nào khác, doanh nghiệp phải đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp “vực dậy” hậu Covid-19

Công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp “vực dậy” hậu Covid-19

VOV.VN - Để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19, không còn con đường nào khác, doanh nghiệp phải đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.