Chống ngập, đừng chỉ loay hoay với giải pháp công trình

VOV.VN - Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu và bắt buộc trong bối cảnh hiện nay, giúp công tác quy hoạch, quản lý và vận hành tốt hơn. Đối với thoát nước, điều này càng cần thiết vì giúp cho các địa phương có thể chủ động hơn trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai.

Trao đổi với Kênh VOV giao thông trong Diễn đàn 91 ngày 01/8/2024 với chủ đề Hà Nội chống ngập thế nào nếu mưa to hơn nữa, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội đã chia sẻ các kế hoạch chống ngập của thành phố nhưng chưa thấy rõ các nội dung liên quan đến chuyển đổi số hoặc ứng dụng công nghệ số vào quản lý, kiểm soát úng ngập.

Vậy chuyển đổi số thoát nước giúp hạn chế thiệt hại về kinh tế cho người dân, doanh nghiệp như thế nào? Thành phố sẽ chủ động hơn trong công tác quy hoạch, quản lý và kiểm soát úng ngập ra sao?  

Như VOV giao thông đã phản ánh, sau trận mưa lớn kéo dài từ 227 24/7, lượng mưa trung bình từ 182mm đến hơn 344mm, thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm úng ngập cục bộ, khu vực quận Hà Đông  quận Cầu Giấy, Long Biên, Nam Từ Liêm, Quốc lộ 6, tỉnh lộ 429… Thiếu những thông tin cảnh báo úng ngập, khiến người dân đi lại khó khăn:

"Đợt này, Hà Nội thường xuyên mưa, nhưng khi mà đi ra đường mình không biết khi nào trời ngập ảnh hưởng đến việc đi lại của mình khá nhiều".

"Hiện nay thông tin cảnh báo về thời tiết chưa chính xác, thiếu thông tin về các nơi úng ngập đưa ra nên việc đi lại của mọi người bị ảnh hưởng".

"Thỉnh thoảng mình bắt gặp một số cảnh báo ngập lụt trên các tuyến đường ở Hà Nội. Nhưng mình học ở Cầu Giấy, nhà ở Thanh Xuân, sáng hôm đấy mà trời mưa, ở Cầu Giấy có ngập không mình cũng không được biết".

Theo GS Nguyễn Việt Anh, Trưởng Bộ môn Cấp thoát nước, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, những thiệt hại do úng ngập hoàn toàn có thể được giảm thiểu, người dân có thể chủ động hơn trong ứng phó với ngập nếu thành phố Hà Nội thực hiện chuyển đổi số thoát nước.

Thông qua việc ứng dụng công nghệ vào công tác thiết kế, quy hoạch hệ thống thoát nước, trạm bơm, kênh rạch, các nhà hoạch định tính toán được lượng mưa diễn biến, thời lượng, chu kỳ lặp lại: "Ứng dụng mô hình số để mô phỏng hệ thống thoát nước, mô phỏng trận mưa, tính toán được quá trình thoát nước và các kịch bản ngập lụt là ứng dụng đầu tiên mà chúng ta có thể thực hiện khá khả thi trong công tác quy hoạch và cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước. Chúng ta có thể đưa ra kịch bản chọn trận mưa tính toán phù hợp và xem với kịch bản này, chúng ta sử dụng hết bao nhiêu tiền và lúc đó sắp xếp thứ tự ưu tiên cho phù hợp".

Giáo sư Nguyễn Việt Anh cho biết thêm, để có thể giải quyết được những vấn đề thoát nước hiện nay của Hà Nội, Hà Nội có thể sử dụng giải pháp 8T- đây là kinh nghiệm nhiều quốc gia đang thực hiện. Bao gồm 5 giải pháp công trình (Tách, Thấm, Trữ, Thoát, Trung chuyển) và 3 giải pháp phi công trình (Thông tin, Thích ứng, Tiền) để xây dựng hệ thống thoát nước bền vững, hiệu quả.

Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ số để phục vụ cho công tác cảnh báo sớm, dự báo về nguy cơ úng ngập. Theo ông Phan Thanh Sơn, Phó chủ tịch điều hành, Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty Hệ thống Thông tin FPT, thông qua những cảm biến mực nước ở hệ thống cống chính, trong các hồ, kênh rạch, kết hợp với thông tin khí tượng thủy văn, trận mưa, công suất, vị trí của các trạm bơm, các đô thị có thể xác định được năng lực của hệ thống thoát nước, nguy cơ xảy ra úng ngập ở những vị trí nào, từ đó các nhà quản lý đô thị đưa ra những cảnh báo cho người dân điều chỉnh trong sinh hoạt, hạn chế thấp nhất thiệt hại: "Đối với đô thị có sẵn, số hóa dữ liệu hiện tại, hệ thống hạ tầng cấp thoát nước, dân cư, xã hội để từ đó người ta xem hệ thống thoát nước hiện tại có quá tải hay không. Dựa trên thông tin thời tiết theo các mùa, hiện tượng mưa nắng, ngay cả vị trí liên quan đến nước thải công nghiệp, người ta mới tính toán ra thời điểm, mùa vụ, nguy cơ ngập nước đến đâu, ngập trong bao lâu và rút đi trong bao lâu. Giúp nhà hoạch định hoạch định theo tình huống, đa chiều hơn, dự báo được những tình huống xấu nhất".

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, chuyên gia của tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào đối với chuyển đổi số của thoát nước. Để thực hiện chuyển đổi số, chính quyền các địa phương, các công ty thoát nước trước hết cần xây dựng bản đồ hiện trạng úng ngập theo từng khu vực, độ sâu, phạm vi và thời gian ngập.

Tuy nhiên, ông Tiến nhấn mạnh, trước khi thực hiện chuyển đổi số, mỗi địa phương cần xác định mục đích của chuyển đổi số: "Mục đích, mong muốn cuối cùng của chuyển đổi số là gì? Mục đích quản lý tốt hơn, có phải là để dự báo khá chính xác về khu vực ngập úng để thông báo cho người dân có ý thức dự phòng trong tương lai, trong những ngày sắp tới, mưa to. Ít ra là làm được việc đó, nếu như mà chỉ vào mạng của Hà Nội biết được nơi này đang ngập không đi được nữa, đó là bình thường".

Nhiều ý kiến cho rằng, chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu và bắt buộc trong bối cảnh hiện nay, giúp công tác quy hoạch, quản lý và vận hành tốt hơn. Đối với thoát nước, điều này càng cần thiết vì giúp cho các địa phương có thể chủ động hơn trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai.

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại có thể giúp cho công tác quy hoạch, thiết kế và quản lý, vận hành hệ thống thoát nước hiệu quả, kiểm soát và cảnh báo úng ngập. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thoát nước thì trước hết cần xây dựng cơ sở dữ liệu về của hệ thống thoát nước nói riêng, hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung và sự thay đổi trong tư duy của người quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.

Hà Nội đặt mục tiêu trở thành thành phố thông minh với môi trường sống chất lượng, tiện ích, an toàn thân thiện cho mọi người. Hệ thống thoát nước thông minh là một cấu phần trong đó.  Hệ thống thoát nước chỉ “thông minh” là hệ thống thoát nước sử dụng công nghệ cho phép kiểm soát được úng ngập, ô nhiễm đảm bảo việc thoát nước được hiệu quả, bền vững, thích ứng với sự biến đổi khí hậu.

Ở đó, các cơ quan quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thể đưa ra được những dự báo, cảnh báo kịp thời trước những điều kiện thời tiết bất thường và có giải pháp ứng phó kịp thời

Để thực hiện chuyển đổi số được hiệu quả, trước hết phải có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác của hệ thống thoát nước.

Muốn làm được điều này, cần số hóa bản đồ về sử dụng đất, cập nhật năng lực hệ thống cống thoát nước, kênh mương, các trạm bơm, các lưu vực thoát nước, các điểm xả thải công nghiệp, vị trí các ao, hồ, thảm thực vật, công trình ngầm, số lượng dân cư.

Các dữ liệu này, cần được thường xuyên cập nhật nếu có các dự án cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước hay khi có thêm các dự án chung cư, tòa nhà cao tầng ở các khu vực này.

Hệ thống dữ liệu này, cũng sẽ được cập nhật thông tin theo thời gian thực từ các thiết bị đo mưa, đo mực nước ở trên thượng nguồn, mực nước ở đầu tiếp nhận, có kết nối với thông tin về thời tiết khí tượng thủy văn…

Từ những thông tin đầu vào, qua việc sử dụng AI, các nhà quản lý sẽ đưa ra những giải pháp quản lý, kiểm soát tình trạng úng ngập chính xác, hiệu quả; đưa ra những cảnh báo sớm khi có thời tiết cực đoan.

Chính quyền địa phương, dựa trên Kịch bản Biến đổi khí hậu năm 2020 của Bộ Tài nguyên và môi trường để xây dựng bản đồ hiện trạng ngập úng của địa phương theo từng khu vực và xây dựng bản đồ nguy cơ ngập úng trong 5-10 năm, để đưa ra những kịch bản ứng phó phù hợp.

Hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ đầy đủ và chính xác hơn nếu trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu, các đơn vị cùng sử dụng chung một ngôn ngữ, để có thể kết nối chia sẻ với nhau.

Việc xây dựng các app để cập nhật những thông tin về dự báo, cảnh báo về nguy cơ úng ngập trong điều kiện thời tiết cực đoan là điều cần thiết hoặc thông qua tin nhắn, giúp người dân điều chỉnh kế hoạch đi lại, doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số thoát nước là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên để thực hiện được hiệu quả, chính quyền các địa phương, trong đó có Hà Nội xác định rõ mục tiêu cần phải kiểm soát úng ngập, ô nhiễm đem lại cho đời sống của người dân tại các đô thị được tốt hơn, từ đó có sự ưu tiên về nguồn lực cho chuyển đổi số của thoát nước.

Việc thành lập một Trung tâm dữ liệu về hạ tầng đô thị của thành phố là một giải pháp căn cơ cho quá trình phát triển đô thị thông

Các Sở ban ngành cũng sớm đẩy nhanh việc số hóa dữ liệu, đồng thời chuyển đổi số trong quản lý, vận hành và kết nối liên thông giữa các ngành liên quan. Trong đó khâu quy hoạch và phát triển đô thị cần phải gắn kết với phát triển hạ tầng thoát nước.

Về phía các doanh nghiệp, bên cạnh đầu tư về công nghệ hiện đại, cũng cần nâng cao trình độ nhân lực trong quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo công nghệ mới để từ đó đưa ra những giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời.

Theo các chuyên gia, trong hạ tầng đô thị, các vấn đề về cấp nước, thoát nước, giao thông, môi trường, rác thải có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phát triển đô thị thông minh nói chung và hệ thống thoát nước thông minh không nên làm từ từng sở, ban ngành, từng doanh nghiệp mà tổ chức liên ngành. 

Thành lập Tổ hạ tầng thông minh khi xây dựng thành phố thông minh là điều cần làm. Từ dữ liệu chung của thành phố về điện, nước, chiếu sáng, Tổ hạ tầng thông minh liên ngành sẽ cùng đưa ra những những giải pháp của dịch vụ hạ tầng.

Chỉ khi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành quy hoạch đô thị, cấp thoát nước, giao thông, có những dự báo kịp thời mới có thể giúp thành phố chủ động ứng phó, người dân được cảnh báo kịp thời, hạn chế những thiệt hại do úng ngập gây ra.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ ra nguyên nhân ngập úng đô thị ở địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ ra nguyên nhân ngập úng đô thị ở địa phương

VOV.VN - Theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn có 66 điểm ngập, tăng 34 điểm tại 8 huyện, thị, thành phố, thời gian ngập kéo dài từ 30-120 phút. Trong đó, TP Vũng Tàu có nhiều điểm ngập nhất với 36 điểm, thị xã Phú Mỹ và thành phố Bà Rịa đều có 7 điểm ngập. 

Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ ra nguyên nhân ngập úng đô thị ở địa phương

Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ ra nguyên nhân ngập úng đô thị ở địa phương

VOV.VN - Theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn có 66 điểm ngập, tăng 34 điểm tại 8 huyện, thị, thành phố, thời gian ngập kéo dài từ 30-120 phút. Trong đó, TP Vũng Tàu có nhiều điểm ngập nhất với 36 điểm, thị xã Phú Mỹ và thành phố Bà Rịa đều có 7 điểm ngập. 

Vì sao các đô thị lớn như Hà Nội vừa mưa đã ngập úng nghiêm trọng?
Vì sao các đô thị lớn như Hà Nội vừa mưa đã ngập úng nghiêm trọng?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng ngập lụt tại các đô thị lớn xuất phát từ chính sự yếu kém trong công tác quy hoạch và quá trình tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch.

Vì sao các đô thị lớn như Hà Nội vừa mưa đã ngập úng nghiêm trọng?

Vì sao các đô thị lớn như Hà Nội vừa mưa đã ngập úng nghiêm trọng?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng ngập lụt tại các đô thị lớn xuất phát từ chính sự yếu kém trong công tác quy hoạch và quá trình tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch.

Đà Nẵng nóng chuyện ngập úng đô thị
Đà Nẵng nóng chuyện ngập úng đô thị

VOV.VN - Tại Chương trình Hội đồng Nhân dân với cử tri lần thứ III, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng nay (10/11), cử tri thành phố Đà Nẵng nêu lên nhiều vấn đề bức xúc, nổi bật là tình trạng ngập nước đô thị.

Đà Nẵng nóng chuyện ngập úng đô thị

Đà Nẵng nóng chuyện ngập úng đô thị

VOV.VN - Tại Chương trình Hội đồng Nhân dân với cử tri lần thứ III, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng nay (10/11), cử tri thành phố Đà Nẵng nêu lên nhiều vấn đề bức xúc, nổi bật là tình trạng ngập nước đô thị.