Chủ đầu tư metro số 1 bị nhà thầu kiện đòi gần 4.000 tỷ đồng phí phát sinh

VOV.VN - Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR - chủ đầu tư) vừa có văn bản gửi Sở Ngoại vụ TP.HCM để dự thảo báo cáo Thủ tướng và Bộ Ngoại giao về đề xuất biện pháp giải quyết vướng mắc liên quan nhằm đưa metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vào vận hành.

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, dự án metro số 1 hoàn thành khoảng 98,1% khối lượng công việc, dự kiến vận hành thương mại toàn tuyến trong quý 4 năm nay.

Tuy nhiên, hiện nay dự án gặp một số vướng mắc, chủ yếu liên quan đến cách diễn giải về mặt hợp đồng và sự phối hợp về mặt giao diện giữa Liên danh tư vấn NJPT với các nhà thầu Nhật Bản, làm chậm tiến độ hoàn thành.

Trong đó, Hitachi là nhà thầu của gói thầu CP3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng). Theo quy định của hợp đồng CP3, thời gian hoàn thành là ngày 8/4/2018; nhà thầu có quyền được kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng (Extension of Time - EoT) do các lỗi từ chủ đầu tư gây ra làm chậm tiến độ, hoặc nhà thầu phải bồi thường thiệt hại do chậm trễ nếu việc chậm tiến độ là lỗi của nhà thầu.

 Do quá trình triển khai dự án gặp nhiều vướng mắc kéo dài, nhà thầu yêu cầu tính thêm chi phí cho việc gia hạn thời gian hoàn thành là 4.124 ngày. Tuy nhiên, Liên danh tư vấn chung NJPT đánh giá thời gian EoT mà nhà thầu Hitachi được hưởng do kéo dài thực hiện hợp đồng là 2.161 ngày.

Không đồng ý với đánh giá của tư vấn, tháng 4/2023, nhà thầu Hitachi đã khởi kiện chủ đầu tư MAUR tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), yêu cầu gia hạn thời gian hoàn thành ít nhất 2.773 ngày và chi phí bồi thường khoảng 527 tỷ đồng.

Đồng thời, nhà thầu Hitachi đơn phương yêu cầu các chi phí phát sinh cho việc gia hạn thời gian hoàn thành. Tính đến hiện tại, các khiếu nại mà nhà thầu Hitachi yêu cầu có tổng chi phí vào khoảng 23.721 tỷ Yên (tương đương gần 4.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo chủ đầu tư dự án các chi phí này không phản ảnh được những chậm trễ do nhà thầu gây ra.

Hiện UBND TP.HCM đã giao Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM tích cực phối hợp với tư vấn chung và nhà thầu thống nhất phương án xử lý và triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch, đồng thời phối hợp các bên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của dự án và của chủ đầu tư.

Ngoài ra, dự án metro số 1 cũng đang tồn tại hàng loạt vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm.

Dự án cũng đã có 3 vụ kiện tranh chấp giữa chủ đầu tư là Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (bị đơn) với các nhà thầu chính (nguyên đơn), bao gồm 2 vụ kiện với Liên danh Sumitomo – Cienco 6 và 1 vụ kiện với nhà thầu Hitachi. Tổng khiếu nại của các nhà thầu là khoảng 300 với tổng giá trị hơn 30.000 tỷ đồng.

 Để đảm bảo tiến độ dự án, MAUR đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trao đổi với Thủ tướng Nhật Bản cho phép các cơ quan Chính phủ, Bộ ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, nhà tài trợ JICA quan tâm, hỗ trợ có những báo cáo với các cấp chính quyền của Chính phủ Nhật Bản.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM nên kéo dài metro số 1 và xây dựng tuyến metro kiểu mẫu
TP.HCM nên kéo dài metro số 1 và xây dựng tuyến metro kiểu mẫu

VOV.VN - Tuyến metro số 1 của TP.HCM đã làm được hơn 97% tổng khối lượng công việc, dự kiến sẽ chạy thử toàn tuyến vào ngày 30/4 và khai thác từ tháng 7/2024. Để phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của tuyến này, nâng cao khả năng giao thương kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai thì việc kéo dài tuyến metro số 1 tới các địa phương trên là điều rất cần thiết.

TP.HCM nên kéo dài metro số 1 và xây dựng tuyến metro kiểu mẫu

TP.HCM nên kéo dài metro số 1 và xây dựng tuyến metro kiểu mẫu

VOV.VN - Tuyến metro số 1 của TP.HCM đã làm được hơn 97% tổng khối lượng công việc, dự kiến sẽ chạy thử toàn tuyến vào ngày 30/4 và khai thác từ tháng 7/2024. Để phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của tuyến này, nâng cao khả năng giao thương kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai thì việc kéo dài tuyến metro số 1 tới các địa phương trên là điều rất cần thiết.

Kỳ vọng hút khách khi kết nối tuyến metro số 1 với xe buýt
Kỳ vọng hút khách khi kết nối tuyến metro số 1 với xe buýt

VOV.VN - Sau đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội), việc sắp đưa vào vận hành tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Ngành chức năng TP.HCM đang khẩn trương triển khai kết nối tuyến đường sắt này với mạng lưới xe buýt.

Kỳ vọng hút khách khi kết nối tuyến metro số 1 với xe buýt

Kỳ vọng hút khách khi kết nối tuyến metro số 1 với xe buýt

VOV.VN - Sau đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội), việc sắp đưa vào vận hành tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Ngành chức năng TP.HCM đang khẩn trương triển khai kết nối tuyến đường sắt này với mạng lưới xe buýt.

Tàu metro số 1 TP.HCM chạy thử qua 8 nhà ga trên cao
Tàu metro số 1 TP.HCM chạy thử qua 8 nhà ga trên cao

VOV.VN - Chiều 26/4, tàu metro số 1 tuyến Bến Thành - Suối Tiên chạy thử qua 8 nhà ga trên cao từ nhà ga Suối Tiên đến nhà ga An Phú, TP. Thủ Đức.

Tàu metro số 1 TP.HCM chạy thử qua 8 nhà ga trên cao

Tàu metro số 1 TP.HCM chạy thử qua 8 nhà ga trên cao

VOV.VN - Chiều 26/4, tàu metro số 1 tuyến Bến Thành - Suối Tiên chạy thử qua 8 nhà ga trên cao từ nhà ga Suối Tiên đến nhà ga An Phú, TP. Thủ Đức.