Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: “Xét tuyển học bạ rất dễ phát sinh tiêu cực”

VOV.VN - “Các nguyên lãnh đạo ủy ban các thời kỳ cho là nên chú ý kỳ thi tốt nghiệp và thi ĐH, tốt nhất là tách ra, làm đơn giản nhưng công khai, minh bạch thì tốt hơn”, theo ông Nguyễn Đắc Vinh, còn cứ đem học bạ từng nơi, từng trường ra làm cái chung để xét thì dễ phát sinh tiêu cực.

Vấn đề này được đặt ra khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật Nhà giáo và báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tại phiên họp 42, sáng 7/2.

"Ép buộc học thêm bị cấm, vậy tự nguyện thì sao?"

Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề cập dự thảo Luật Nhà giáo quy định nhiều nội dung liên quan những việc nhà giáo không được làm, trong đó có việc “ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức”.

Với những việc nhà giáo không được làm quy định trong dự thảo lần này, bà Nguyễn Thanh Hải cho rằng sẽ có “muôn hình vạn trạng”, liệt kê đủ thời điểm này nhưng thời điểm khác lại xảy ra hành vi khác. Vì vậy, bà đề nghị nên đưa thêm khoản quét giao Chính phủ quy định chi tiết, khi phát sinh hành vi mới sẽ xử lý dễ hơn.

Liên quan hành vi ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, ép buộc người học nộp các khoản tiền, hiện vật ngoài quy định pháp luật quy định, Trưởng Ban Công tác Đại biểu đề nghị quy định rõ hơn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có quy định dạy thêm, học thêm lấy gốc từ luật này.

“Hành vi cấm là ép buộc người học tham gia học thêm, nhưng nếu người học thêm tự nguyện thì vẫn được?”, bà Nguyễn Thanh Hải đặt vấn đề và đề nghị quy định rõ “tự nguyện nhưng cũng không được thu tiền” để giải quyết triệt để tình trạng dạy thêm trá hình.

“Việc ép buộc hay không ép buộc rất khó, vì không ép buộc thì có đơn tự nguyện và phụ huynh cũng phải viết đơn tự nguyện đấy”. Bà Hải cho rằng, học sinh có thể không muốn đi học thêm, nhưng nếu không đi lại có khi bị phân biệt đối xử.

Thực tế việc dạy thêm cho học sinh chính khóa cũng rất tốt vì giáo viên nắm được chất lượng học của học sinh, bồi dưỡng học sinh cho tiến bộ. Nhưng trường hợp học sinh muốn học nhiều hơn nữa có thể ra học ở các trung tâm và giáo viên có thể đăng ký dạy ở đó. Khi đó có thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính và người học cũng lựa chọn bình đẳng ở các trung tâm.

Xét tuyển học bạ dễ phát sinh tiêu cực

Thảo luận về báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1/2025 trong phiên làm việc sáng nay, bà Nguyễn Thanh Hải tiếp tục đề nghị báo cáo nên đề cập thêm về dạy thêm, học thêm.

Nhu cầu dạy thêm, học thêm là có và chính đáng vì giáo viên có nhu cầu kiêm thêm thu nhập, còn người học muốn nâng cao kiến thức, do đó cần có hướng dảm bảo nhu cầu chính đáng này. Tuy vậy, bà Hải đề nghị có biện pháp ngăn chặn hành vi tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội.

Dẫn lại phát biểu của một đại biểu Quốc hội về việc học sinh ít đi học trung tâm mà học thầy cô trực tiếp dạy vì “thẩm quyền chấm điểm là giáo viên nên việc học giáo viên trực tiếp liên quan điểm học bạ, ảnh hưởng xét tuyển sau này”. Do đó, việc Bộ GD-ĐT ban hành thông tư về dạy thêm, học thêm được dư luận rất quan tâm.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng nhu cầu học tập suốt đời nên khi có nhu cầu học thêm thì có dịch vụ dạy thêm. Do đó nên coi việc đi làm thêm này là hoạt động có điều kiện để quản lý chặt chẽ; khi chính thống, dạy học có nơi, có chỗ thì giảm bớt hiện tượng trục lợi, tiêu cực.

Liên quan vấn đề dùng điểm học bạ để xét tuyển, ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng rất dễ phát sinh hiện tượng tiêu cực.

“Các đồng chí nguyên lãnh đạo ủy ban các thời kỳ cho là nên chú ý kỳ thi tốt nghiệp và thi ĐH, tốt nhất là tách ra, làm đơn giản nhưng công khai, minh bạch thì tốt hơn”, theo ông Nguyễn Đắc Vinh, còn cứ đem học bạ từng nơi, từng trường ra làm cái chung để xét thì dễ phát sinh tiêu cực.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết, vấn đề trên cũng sẽ tiếp tục được ủy ban quan tâm trong thời gian tới.

Giải trình về vấn đề dạy thêm, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu tinh thần xây dựng luật hiện nay là không đi vào chi tiết. Tiếp thu ý kiến, ông cho biết sẽ rà soát và các nội dung chi tiết hơn sẽ đưa vào quy định dưới luật.

“Như dạy thêm, học thêm có cả một thông tư riêng. Nếu đưa vào chi tiết sẽ khó bao quát hết được", theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ra Tết, các trường đồng loạt thông báo dừng dậy thêm, học thêm
Ra Tết, các trường đồng loạt thông báo dừng dậy thêm, học thêm

VOV.VN - Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2 quy định không tổ chức dậy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, các giáo viên không được dậy thêm ngoài nhà trường đối với chính học sinh của mình, dậy thêm trong trường không được thu tiền, chỉ được áp dụng cho 3 nhóm đối tượng.

Ra Tết, các trường đồng loạt thông báo dừng dậy thêm, học thêm

Ra Tết, các trường đồng loạt thông báo dừng dậy thêm, học thêm

VOV.VN - Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2 quy định không tổ chức dậy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, các giáo viên không được dậy thêm ngoài nhà trường đối với chính học sinh của mình, dậy thêm trong trường không được thu tiền, chỉ được áp dụng cho 3 nhóm đối tượng.

Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"

VOV.VN - Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"

Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"

VOV.VN - Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

Giáo viên được dạy thêm trước các nội dung học trên lớp?
Giáo viên được dạy thêm trước các nội dung học trên lớp?

VOV.VN - Thông tư 29/2024 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành siết chặt những quy định với hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Giáo viên được dạy thêm trước các nội dung học trên lớp?

Giáo viên được dạy thêm trước các nội dung học trên lớp?

VOV.VN - Thông tư 29/2024 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành siết chặt những quy định với hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường.