Chúng tôi sẵn sàng giúp bà con công nghệ để sản xuất

VOV.VN - Theo Bộ trưởng KH-CN Nguyễn Quân cơ chế tài chính của chúng ta dành cho khoa học công nghệ vẫn còn nhiều điều bất hợp lý

Khoa học công nghệ ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng có tính chất quyết định đối với một nền kinh tế hay mỗi gia đình. Những người nông dân, ngư dân vốn không quen với máy tính hay các phương tiện hiện đại cũng đang cảm nhận được sức ép ấy. Bởi lẽ nguồn thu nhập vốn đã ít ỏi của họ nay còn lại ít hơn do thiếu kiến thức về khoa học công nghệ và chưa được tiếp cận với các quy trình chế biến, bảo đảm tiên tiến. Rất nhiều câu hỏi trong lĩnh vực này đã được gửi tới Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tuần này, chúng tôi dành tất cả cho câu hỏi của những ngư dân bám biển và những người nông dân đang lo lắng với đầu ra cho nông sản của mình.
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ - Nguyễn Quân

PV: Câu hỏi đầu tiên chúng tôi xin được chuyển đến bộ trưởng như sau, tôi là một ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương, cá tôi bắt lên rõ ràng là rất ngon, tuy nhiên giá thành bán ra chỉ được bằng có 1/3,1/4 so với cá ngừ cùng loại của Nhật Bản. Tôi cũng đọc báo, nghe đài nói là do cách bảo quản chế biến hay đánh bắt gì đó chưa chuẩn nên giá cá tôi bán ra không được cao. Bộ trưởng có thể cho người tìm hiểu và chuyển giao công nghệ mới cho chúng tôi để cá chúng tôi đánh bắt sẽ được giá cao hơn không? Xin mời Bộ trưởng trả lời câu hỏi này của người dân?

 Bộ trưởng Nguyễn Quân: Điều này xuất phát từ thực tế là chúng ta sản xuất còn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có những tàu dịch vụ để giúp cho bà con ngư dân có thể bảo quản sơ bộ cá ngừ ngay sau khi đánh bắt. Bộ Khoa học Công nghệ đã quan tâm đến việc này, cách đây 2 năm chúng tôi có tiếp nhận một công nghệ do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và bộ phận khoa học công nghệ của chúng tôi ở Nhật Bản chuyển về, đó là công nghệ bảo quản cá ngừ cũng như các loại thủy hải sản khác, có thể bảo quản lâu dài và vẫn giữ nguyên được chất lượng như là vừa đánh bắt. 

Tuy nhiên, chúng tôi đã thí nghiệm thành công với bảo quản cá ngừ, tôm sú, và một vài nông sản khác nhưng để áp dụng thì còn phải tiếp tục nhận chuyển giao công nghệ từ phía Nhật Bản. Trước mắt, chúng tôi đã xây dựng một nhà máy để bảo quản cá ngừ cho bà con ngư dân ở Phú Yên và Bình Định. Về lâu dài chúng tôi đang có dự kiến làm một tàu dịch vụ để bảo quản cá ngừ đại dương cho bà con ngay ở trên biển, như vậy sẽ đảm bảo được tỷ lệ loại 1 cho cá ngừ, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, thì phải có một doanh nghiệp hoặc có sự hỗ trợ của nhà nước đầu tư cho tàu dịch vụ như vậy. Đồng thời hiện nay chúng tôi cũng đã được phía Nhật Bản hỗ trợ một công nghệ bảo quản sơ bộ đối với cá ngừ cũng như đang nghiên cứu việc làm đá lạnh từ nước biển để có nhiệt độ làm lạnh sâu hơn giúp cho bảo quản cá ngừ ở bước sơ chế tốt hơn để khi đưa về các nhà máy chế biến ở trong bờ thì tỷ lệ sản phẩm tốt sẽ cao hơn.  

PV: Còn đây là câu hỏi của một người dân trồng tỏi, tôi là người trồng tỏi ở Quảng Ngãi, trồng được 1 cây tỏi nắng cháy thịt, cháy da mà giá bán chỉ được có 30 đến 50 nghìn/kg. Nhưng tôi được biết chỉ với 1 quy trình công nghệ, người ta biến tỏi trắng thành tỏi đen, giá lên tới cả 5 triệu đồng/kg. Vậy Bộ trưởng có thể cho chúng tôi biết đó là công nghệ gì để chúng tôi có thể bán được giá thành cao hay không?

 Bộ trưởng Nguyễn Quân: Việc chế biến từ tỏi trắng sang tỏi đen là công nghệ xuất phát từ Nhật Bản. Trong những năm qua, bằng 2 đề tài cấp nhà nước Bộ Khoa học Công nghệ giao thì Học viện Quân Y đã thành công trong việc chế biến tỏi trắng sang tỏi đen. Công nghệ cũng rất đơn giản, đó là công nghệ lên men với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, nhưng giá trị được tăng lên rất nhiều lần, có thể hàng trăm lần. 

Lý do mà chúng ta hiện nay chưa thể đưa vào đại trà được: Một là tỏi nếu làm dưới dạng quy mô công nghiệp, làm nguồn dược liệu cho công nghiệp dược phẩm hoặc dùng cho các lĩnh vực công nghiệp khác thì phải có chất lượng tương đối đồng đều, và phải được trồng theo một quy trình khoa học, đảm bảo chất lượng, ví dụ như là giống phải đồng đều, bảo vệ thực vật phải an toàn…sau đó phải đầu tư hệ thống để chế biến. 

Yếu tố thứ 2 là nền công nghiệp dược phẩm của Việt Nam hiện nay cũng chưa đủ năng lực để có thể tiêu thụ được một số lượng lớn vì thế mà các doanh nghiệp cũng rất e ngại trong quá trình đầu tư, bởi vì chúng ta đã bước vào kinh tế thị trường cho nên bất kể doanh nghiệp nào đầu tư vào để chế biến họ cũng phải có lợi nhuận, đặc biệt cần chuẩn bị được đầu ra cho sản phẩm thật tốt. 

Hiện nay Học viện Quân Y đã làm chủ được công nghệ này, nếu doanh nghiệp nào ở những vùng trồng tỏi mà có mong muốn xây dựng một dây chuyền bảo quản chế biến, phục vụ bà con nông dân chúng tôi sẵn sàng chuyển giao công nghệ và cùng hợp tác với doanh nghiệp đó để đầu tư dây chuyền chế biến tỏi trắng thành tỏi đen để bà con có thể bán được với giá cao hơn.

PV: Còn bây giờ là câu hỏi của một số người nông dân trồng vải, thưa Bộ trưởng hôm trước tôi có nghe đài và được biết 5 quả vải ở bên Nhật Bản được bàn với giá mấy trăm nghìn. Vậy mà cả 1 kg vải của chúng tôi bán ra ở đây chỉ có 7- 8 nghìn/kg. Bộ trưởng xem có cách nào giữ được vải tươi cho chúng tôi để mang sang Nhật bán được không? Vì chúng tôi chăm bón cả 1 vụ vải mấy tháng trời vất vả mà cứ đến mùa lại lỗ phải bán đổ bán tháo?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Cách đây 3 năm, Bộ Khoa học Công nghệ đã hỗ trợ cho vùng vải thiều Lục Ngạn, xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhờ đó giá bán đã cao hơn và bà con đã bớt phải bán đổ bán tháo quả vải khi vào mùa chín rộ. Tuy nhiên đấy vẫn chỉ là giải pháp ngắn hạn, về lâu dài chúng tôi vẫn mong muốn phải có công nghệ bảo quản chế biến. Và năm ngoái chúng tôi đã hợp tác với Nhật Bản nhập công nghệ về tế bào sống, công nghệ này đảm bảo những sản phẩm được bảo quản, sau thời gian rất dài vẫn giữ được phẩm chất tươi nguyên như khi vừa được thu hái, vừa được sản xuất. Vì vậy chúng tôi đã đầu tư, hiện nay đã kết thúc giai đoạn 1 là chúng tôi đã nhập khẩu công nghệ từ Nhật Bản, làm chủ công nghệ và thí nghiệm thành công với quả vải, tôm sú và cá ngừ.

 Đối với quả vải, chúng tôi đang đàm phán với phía Nhật Bản, bởi vì một loại quả của chúng ta muốn vào được thị trường của một nước phát triển phải qua rất nhiều công đoạn, phải được họ chấp nhận. Hiện nay chúng ta phải thí điểm đưa cho họ một sản phẩm mẫu, sau khi họ chấp nhận, thấy rằng có khả năng tiêu thụ lúc đó chúng ta mới có thể ký được hợp đồng. Nhưng ngay cả khi họ đã chấp nhận, việc đưa sản phẩm quả vải vào một nước có tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao như Nhật Bản hoặc Châu Âu cũng là vấn đề không dễ dàng gì. Chắc chắn là người nông dân ở khu vực trồng vải của chúng ta sẽ phải có tổ chức sản xuất lại, gieo trồng, chăm bón cây vải theo một quy trình, trước mắt là VietGAP, về lâu dài là tiêu chuẩn GLOBAL (Quốc tế). Và khi đó quả vải mới có chất lượng đồng nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế chúng tôi hy vọng năm tới sẽ xuất khẩu vải sang Nhật Bản. Năm nay công ten nơ đầu tiên với 10 tấn vải thiều Lục Ngạn tuần tới sẽ lên đường sang Nhật Bản, và nếu được Nhật Bản chấp nhận thì năm sau chúng tôi sẽ giúp bà con nông dân tiêu thụ vải ở thị trường Nhật Bản.

PV: Và cũng vị thính giả này cũng phản ánh, tôi nghe nói chính quyền ở quê tôi cũng đang làm đề án mua công nghệ chế biến sau thu hoạch bảo quản quả vải. Vậy đề án Trung ương có chồng chéo lên đề án địa phương không? Có ai quy hoạch không? Có lãng phí không? Và liệu có xảy ra tình trạng no dồn đói góp không?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Chắn chắn là không có tình trạng đó, bởi vì tập đoàn ABI của Nhật Bản đã thỏa thuận Bộ Khoa học Công nghệ là đầu mối duy nhất để nhận chuyển giao công nghệ, từ đây chúng tôi sẽ hợp tác với các doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, vì thế mà bất kể địa phương nào muốn sử dụng công nghệ này thì đều phải hợp tác với Bộ Khoa học Công nghệ. Và như thế sẽ không có tình trạng địa phương và trung ương cùng đầu tư thì bà con yên tâm là sẽ không có chuyện lãng phí.

PV: Câu hỏi cuối chúng tôi xin được chuyển đến Bộ trưởng là của một thính giả tên Hoàng Thịnh ở Đắc Lắc, theo như bác này viết thì: Đề tài nghiên cứu công nghệ thiết kế và chế tạo máy sấy cà phê quả tươi đã được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia ký hợp đồng.Tuy nhiên, sau khi thanh lý đến nay đã là 2 năm bác Hoàng Thịnh vẫn chưa nhận được tiền với lý do là:”Quy định mới của Bộ Tài chính là tiền không chuyển qua tài khoản ngân hàng mà chỉ chuyển qua tài khoản kho bạc”.  Bộ trưởng có thể chưa biết việc này, nhưng nếu đúng như phản ánh của thính giả Hoàng Thịnh thì hành xử của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đúng hay sai, và ai sẽ là người chịu trách nhiệm trả phần tiền còn lại cho bác Hoàng Thịnh? Xin mời Bộ trưởng trả lời?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Đúng là như bác Hoàng Thịnh nói, khi bác mở tài khoản ở ngân hàng, theo quy định của Bộ Tài chính thì tiền sự nghiệp khoa học không thể chuyển qua tài khoản ngân hàng mà phải chuyển qua tài khoản Kho bạc nhà nước ở địa phương để họ có thể quản lý được. Và sau khi bác Hoàng Thịnh mở được ở kho bạc được thông báo là chưa có tiền. Điều này cũng phản ánh một thực tế hiện nay là cơ chế tài chính của chúng ta dành cho khoa học công nghệ vẫn còn nhiều điều bất hợp lý. Ví dụ chúng ta đã đưa ra  Quỹ phát triển công nghệ Quốc gia, về mặt lý mà nói thì tiền phải được cấp vào quỹ, và quỹ sẽ tài trợ cho các đề tài dự án, như vậy là tiền chờ đề tài. Nhưng mà trên thực tế trong mấy năm vừa rồi, chưa năm nào quỹ nhận được kinh phí đúng như là tính chất của quỹ, năm sau mới được nhận tiền hỗ trợ của năm trước. Vì thế ở thời điểm bác Thịnh mở tài khoản ở kho bạc rồi thì quỹ chưa được cấp vốn, đó là năm 2012, ở thời điểm ấy thì tiền năm 2012 chưa được cấp cho nên đến 2013 quỹ mới được cấp vốn và sau đó quỹ mới thanh toán được cho bác Thịnh. Chúng tôi sẽ kiểm tra việc này, tuy nhiên tôi tin tưởng là bác Thịnh đã nhận được tiền bởi vì kinh phí năm 2013 đã được cấp vào quỹ và quỹ đã thanh toán hết các nợ nần cho các đề tài dự án các năm trước.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Bộ Tư pháp trả lời thẳng vấn đề
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trả lời thẳng vấn đề

VOV.VN -Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã trả lời thẳng thắn những thắc mắc của các đại biểu Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp trả lời thẳng vấn đề

Bộ trưởng Bộ Tư pháp trả lời thẳng vấn đề

VOV.VN -Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã trả lời thẳng thắn những thắc mắc của các đại biểu Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng.

Bộ trưởng Quốc phòng trả lời báo chí về kết quả đạt được tại Diễn đàn Shangri-la
Bộ trưởng Quốc phòng trả lời báo chí về kết quả đạt được tại Diễn đàn Shangri-la

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Quan điểm của Việt Nam về giải quyết căng thẳng trên Biển Đông đã nhận được sự chia sẻ và đồng tình của các nước

Bộ trưởng Quốc phòng trả lời báo chí về kết quả đạt được tại Diễn đàn Shangri-la

Bộ trưởng Quốc phòng trả lời báo chí về kết quả đạt được tại Diễn đàn Shangri-la

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Quan điểm của Việt Nam về giải quyết căng thẳng trên Biển Đông đã nhận được sự chia sẻ và đồng tình của các nước

Bộ Nội vụ trả lời về sai phạm trong tuyển dụng viên chức ở Bắc Ninh
Bộ Nội vụ trả lời về sai phạm trong tuyển dụng viên chức ở Bắc Ninh

VOV.VN - Chiều 16/5, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo thường kỳ thông báo công tác của Bộ trong thời gian tới.

Bộ Nội vụ trả lời về sai phạm trong tuyển dụng viên chức ở Bắc Ninh

Bộ Nội vụ trả lời về sai phạm trong tuyển dụng viên chức ở Bắc Ninh

VOV.VN - Chiều 16/5, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo thường kỳ thông báo công tác của Bộ trong thời gian tới.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn trên CNN
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn trên CNN

VOV.VN - Ngày 29/5, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã có buổi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn CNN (Mỹ).

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn trên CNN

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn trên CNN

VOV.VN - Ngày 29/5, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã có buổi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn CNN (Mỹ).

4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ  7
4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7

VOV.VN - Có thể Thủ tướng sẽ ủy quyền cho một Phó Thủ tướng làm rõ thêm các vấn đề cử tri quan tâm

4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ  7

4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7

VOV.VN - Có thể Thủ tướng sẽ ủy quyền cho một Phó Thủ tướng làm rõ thêm các vấn đề cử tri quan tâm

Thống đốc trả lời về tín nhiệm thấp
Thống đốc trả lời về tín nhiệm thấp

VOV.VN -Vì số phiếu tín nhiệm vẫn là đa số, toàn ngành đã cố gắng để những cử tri, đại biểu Quốc hội chưa tín nhiệm mình sẽ tín nhiệm mình

Thống đốc trả lời về tín nhiệm thấp

Thống đốc trả lời về tín nhiệm thấp

VOV.VN -Vì số phiếu tín nhiệm vẫn là đa số, toàn ngành đã cố gắng để những cử tri, đại biểu Quốc hội chưa tín nhiệm mình sẽ tín nhiệm mình