Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đắk Lắk

VOV.VN - Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Trong đó, nhiều công trình giao thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.


Với hơn 10 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã vùng 3 Ea Hiu, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã bê tông hóa 9 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài gần 5,4km. Việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường không chỉ phục vụ tốt hơn trong việc đi lại, vận chuyển nông sản mà còn góp phần kết nối giao thông giữa các thôn, buôn.

Bà H’Ninh Êban, người dân ở xã Ea Hiu nói: “Trước đây đường lầy lội, có công trình này mình rất là mừng, con em đi học, đi lại tiện hơn và vào mùa gặt này dân chở lúa hay vận chuyển nông sản tốt hơn”.

Công trình đường giao thông từ Quốc lộ 27 đến hồ Buôn Biếp, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk cũng được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công trình có chiều dài gần 3 km dẫn vào thác Bìm Bịp, một trong những thắng cảnh nổi tiếng của huyện Lắk. Công trình được hoàn thành năm 2023.

Ông Y Mra Liêng, người dân trong xã cho biết, từ khi tuyến đường hoàn thành các phương tiện giao thông có thể vào tận chân thác, thuận tiện đi lại nên lượng  du khách đến thác tăng cao hơn so với trước, góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương: “Có được đường điều kiện mình đi lại rất thuận tiện. Buôn làng của mình thay đổi đẹp đẽ thế này, tôi cũng rất mừng”.

Từ năm 2022 đến nay, bằng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng và sửa chữa 37 công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với tổng kinh phí hơn 75 tỷ đồng. Các công trình đã từng bước hình thành kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện để khai thác các lợi thế của địa phương trong phát triển nông nghiệp và du lịch.

Ông Nguyễn Anh Tú, Phó Chủ tịch UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk khẳng định: “Đường giao thông thuận lợi góp phần hàng hóa lưu thông được. Thứ hai là giảm bớt chi phí vận chuyển. Như vậy hiệu quả từ đầu tư cơ sở hạ tầng được giao thông mang lại thu nhập. Về cảnh quan trông sạch sẽ, thoáng đãng hơn”.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Đắk Lắk. Năm 2023, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 26,7% xuống còn 19,7%, giảm 7% so với cuối năm 2021. Đặc biệt, các công trình hạ tầng giao thông được đầu tư tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ở tỉnh đang tạo động lực để người dân phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 3% đến 4%/năm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Định gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia
Bình Định gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Bình Định đang tập trung triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Nhiều dự án, tiểu dự án mang lại hiệu quả, nâng cao đời sống người dân.

Bình Định gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Định gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Bình Định đang tập trung triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Nhiều dự án, tiểu dự án mang lại hiệu quả, nâng cao đời sống người dân.

Hiệu quả từ chương trình mục tiêu quốc gia ở miền núi tỉnh Bình Định
Hiệu quả từ chương trình mục tiêu quốc gia ở miền núi tỉnh Bình Định

VOV.VN -Những năm qua, các huyện miền núi tỉnh Bình Định được đầu tư nhiều nguồn lực phát triển hạ tầng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khỏe người dân.

Hiệu quả từ chương trình mục tiêu quốc gia ở miền núi tỉnh Bình Định

Hiệu quả từ chương trình mục tiêu quốc gia ở miền núi tỉnh Bình Định

VOV.VN -Những năm qua, các huyện miền núi tỉnh Bình Định được đầu tư nhiều nguồn lực phát triển hạ tầng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khỏe người dân.