Chuyên gia “đọc vị” sự thật về baking soda gây hại cho sức khỏe

VOV.VN - Mới đây trên mạng xã hội có nhiều thông tin về việc sử dụng baking soda (Natri bicarbonat - NaHCO3) trong thực phẩm và đặc biệt là trong lĩnh vực y tế như kem đánh răng, gạc rơ lưỡi của trẻ hay nước súc miệng sẽ gây mòn men răng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khiến nhiều phụ huynh hoang mang. 

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết “Sự thật 4 loại rơ lưỡi con đang dùng sẽ khiến mẹ bất ngờ”. Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hàng nghìn lượt thả tim, bình luận và chia sẻ trong các diễn đàn mẹ và bé. Đa số các bình luận đều thể hiện sự hoài nghi về thành phần baking soda, hay còn gọi là NaHCO3 trong các loại gạc rơ lưỡi có nguy cơ xói mòn men răng, biếng ăn, làm thay đổi môi trường PH trong khoang miệng… 

Tác giả bài viết cũng khẳng định “Với các gạc rơ lưỡi có thành phần baking soda, không nên dùng liên tiếp 1 tuần và phù hợp với các bé có bệnh lý ở miệng”.
 
Thông tin này khiến chị Nguyễn Thu Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) cảm thấy khá lo ngại vì lâu nay vẫn dùng gạc rơ lưỡi thậm chí còn dùng để làm bánh ăn dặm cho con: “Tôi dùng thấy vẫn tốt, mọi người xung quanh cũng thấy dùng nhiều, song có các thông tin trên thì tôi cũng chưa rõ thực hư thế nào”. 

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, về công thức hóa học, baking soda là NaHCO3, là chất không độc, thường được dùng để tạo bọt khí trong các sản phẩm về chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng…

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trong các sản phẩm hóa mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm đều có quy định rõ của Bộ Y tế về hàm lượng baking soda. Các sản phẩm đưa ra thị trường đã được kiểm nghiệm đạt an toàn người dân có thể yên tâm sử dụng: “Việc quy định các chất dùng trong y tế, thực phẩm được kiểm nghiệm rất chặt chẽ. Nếu đâu đó phát hiện sản phẩm nào quản lý chưa chặt lẫn tạp chất thì đó là trách nhiệm của cơ quan chức năng. Còn về bản chất baking soda là chất không độc”.
 
Còn theo Ths Nguyễn Hữu Duy, Giảng viên khoa Dược lý - Dược Lâm Sàng, Đại học Dược Hà Nội, baking soda (NaHCO3) được ứng dụng rất rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Trong công nghiệp, chất này có tác dụng làm sạch, khử mùi, hoặc tẩy rửa. Trong thực phẩm, NaHCO3 có vai trò là chất phụ gia, có tác dụng rất tốt trong chế biến món ăn, làm bánh…

Trong y tế, NaHCO3 sử dụng để giảm triệu chứng đau dạ dày, đầy bụng… Trong lĩnh vực nha khoa, NaHCO3 được sử dụng như 1 sản phẩm chăm sóc răng miệng hàng ngày giúp ngăn ngừa và điều trị các vấn đề răng miệng như: Nấm miệng, sâu răng, mòn men răng, hôi miệng và bệnh nha chu khác.

Trong khi đó, NaHCO3 sử dụng trong công nghiệp là NaHCO3 thô, chưa được tinh chế, còn chứa tạp chất. Còn NaHCO3 sử dụng trong thực phẩm, hoặc trong dược phẩm phải tuân thủ theo quy định trong Dược điển về độ tinh khiết và với hàm lượng phù hợp với quy định của Bộ Y tế.

Giải thích về nguyên nhân gây mòn men răng ở trẻ, bác sĩ CK II Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi T.Ư cho rằng, trong vấn đề này phụ huynh cần hiểu rằng, một phần nguyên nhân dẫn đến mòn mèn răng ở trẻ xuất phát từ chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột và đường. Cùng với đó là việc chăm sóc răng miệng cho trẻ chưa thật sự kỹ càng.  

Ngoài, khẩu phần dinh dưỡng của bé thiếu hụt canxi và flour cũng khiến cho men răng dễ bị mài mòn. Việc thiếu sản men răng do cơ thể không được đáp ứng đủ canxi dẫn tới hiện tượng răng sữa dễ bị vỡ hoặc mòn khi bị tác động lực. Răng sữa của trẻ dễ bị ăn mòn còn do lớp men và ngà răng còn khá mềm, mỏng. Vậy nên, vi khuẩn và axit trong thức ăn dễ dàng tấn công khiến men răng mòn dần.

“Một số người cho rằng, sử dụng natri bicarbonat khiến răng của trẻ bị mài mòn hoặc ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ. Tuy nhiên, đây là quan điểm không chính xác. Về mặt hóa học, natri bicarbonat hỗ trợ quá trình hấp thu calci và phosphat và làm bền vững bề mặt răng. Về mặt vật lý, quá trình mài mòn chỉ diễn ra khi chà xát chất có độ cứng cao trên bề mặt chất có độ cứng thấp hơn”, BS Nguyễn Ngọc Lan cho biết.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh không nên hoang mang trước những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine cho trẻ
Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine cho trẻ

VOV.VN - Sau khi vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng đã được cung ứng trở lại các địa phương, các bậc cha mẹ cần lưu ý gì khi đưa con em mình đi tiêm phòng? Đâu là những điều các gia đình quan tâm để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho bé. Đây cũng là nội dung mà TS.BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh tư vấn đến các bậc cha mẹ.

Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine cho trẻ

Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine cho trẻ

VOV.VN - Sau khi vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng đã được cung ứng trở lại các địa phương, các bậc cha mẹ cần lưu ý gì khi đưa con em mình đi tiêm phòng? Đâu là những điều các gia đình quan tâm để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho bé. Đây cũng là nội dung mà TS.BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh tư vấn đến các bậc cha mẹ.

Có nên tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh?
Có nên tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh?

VOV.VN - Trẻ sơ sinh lớn lên bằng bài tiết nên cần được tắm hằng ngày, trừ những ngày nhiệt độ dưới 10℃ mà trong nhà không đảm bảo đủ nhiệt độ phòng 28℃.

Có nên tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh?

Có nên tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh?

VOV.VN - Trẻ sơ sinh lớn lên bằng bài tiết nên cần được tắm hằng ngày, trừ những ngày nhiệt độ dưới 10℃ mà trong nhà không đảm bảo đủ nhiệt độ phòng 28℃.

Dinh dưỡng tăng kháng thể cho trẻ vào mùa đông
Dinh dưỡng tăng kháng thể cho trẻ vào mùa đông

VOV.VN - Mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm. Do đó, cha mẹ nên bảo đảm khẩu phần ăn của trẻ có 60% chất đạm trong mỗi bữa ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng phòng ngừa các bệnh thường mắc.

Dinh dưỡng tăng kháng thể cho trẻ vào mùa đông

Dinh dưỡng tăng kháng thể cho trẻ vào mùa đông

VOV.VN - Mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm. Do đó, cha mẹ nên bảo đảm khẩu phần ăn của trẻ có 60% chất đạm trong mỗi bữa ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng phòng ngừa các bệnh thường mắc.