Chuyên gia lý giải nguyên nhân vì sao điểm thi Ngữ văn cao bất thường

VOV.VN - Ngày 17/7, Bộ GD-ĐT chính thức công bố điểm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Đáng chú ý, phổ điểm thi môn Ngữ văn có sự khác biệt lớn so với những năm trước, số điểm từ 9 trở lên tăng mạnh ở môn thi này.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm nay cả nước chỉ có 2 điểm 10 môn Ngữ văn, nhưng mức điểm 9,75 có đến 1.843 thí sinh, mức điểm 9,5 có 14.198 thí sinh, mức điểm 9,25 có 26.758 thí sinh, mức điểm 9 có 49.254 thí sinh.

Như vậy, tổng số thí sinh từ 9 điểm trở lên là 92.055 thí sinh, con số này tăng mạnh so với năm 2023 (43.387 thí sinh) và năm 2022 (24.154 thí sinh).

So với phổ điểm các môn thi năm nay, thì số điểm cao ở môn Ngữ văn chỉ đứng sau môn Giáo dục công dân. 

Hay nếu so sánh với các môn thi trắc nghiệm khối xã hội như Lịch sử, Địa lý, thì số điểm từ 9 trở lên của Ngữ văn cũng cao hơn hẳn. Nếu tính từ mốc 9 điểm, Lịch sử có 40.885 thí sinh, Địa lý có 64.820 thí sinh, Tiếng Anh có 39.241 thí sinh.

Tại một số địa phương, điểm Ngữ văn cũng rất cao. Ở Bắc Ninh, tính trung bình cứ 10 em lại có 1 em đạt 9,5 điểm môn Ngữ văn. Tại nhiều địa phương khác, điểm trung bình Ngữ văn của học sinh đều ở mức giỏi, trên 8 điểm như: Ninh Bình 8,17; Trà Vinh 8,09; Nam Định 8,05; Hà Nam 8,05; Nghệ An 8,04; Thanh Hóa 8; Hải Phòng 8.

TS Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn tại Hà Nội cho rằng, tính chất đặc thù của kỳ thi năm 2024 có thể là một trong những nguyên nhân khiến điểm thi Ngữ văn năm nay cao đột biến so với những năm trước.

“Kỳ thi năm 2024 dành cho khóa học sinh 2006, khóa cuối cùng học và thi theo chương trình giáo dục 2006. Bắt đầu từ năm 2025, học sinh sẽ học và thi theo chương trình giáo dục 2018 với mục tiêu và tính chất hoàn toàn thay đổi, một sự thay đổi chưa từng có trong giáo dục Việt Nam mấy chục năm nay. Lần đầu tiên câu nghị luận văn học sẽ không sử dụng các tác phẩm đã học trong chương trình SGK làm ngữ liệu nghị luận. Đây là một thử thách rất lớn cho học sinh 2007 sang năm. 

Rất nhiều phụ huynh và học sinh dự thi năm nay băn khoăn năm 2025, Bộ GD-ĐT có tổ chức một kỳ thi riêng dành cho học sinh 2006 chưa vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hay không”?

TS Trịnh Thu Tuyết cho rằng, tính chất đặc thù của thời điểm năm 2024 ít nhiều có thể sẽ chi phối tâm lý của các thầy cô khi ra đề và chấm thi. Đề thi và đáp án môn Ngữ văn năm nay cho thấy mức độ “rất vừa sức” với học sinh, thậm chí giúp những em có học lực dưới trung bình cũng khó “dính” điểm liệt, nghĩa các em hoàn toàn có thể vượt qua cửa ải của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Nói về trường hợp của Bắc Ninh, trung bình cứ 10 học sinh lại có 1 em 9,5 điểm môn Ngữ văn, chuyên gia môn Ngữ văn đánh giá: “Nhìn vào điểm số có thể có cảm giác điểm cao bất thường, nhưng đó cũng là sự bất thường nằm trong một kỳ thi đặc biệt, kỳ thi mang tính bước ngoặt, trước khi bước sang chương trình mới với cấu trúc đề thi hoàn toàn thay đổi.

Với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, TS Trịnh Thu Tuyết cho rằng, dù có lạc quan đến mấy, cũng chưa nên kỳ vọng quá nhiều, bởi đó vẫn là kỳ thi năm đầu tiên với những bước đi thử nghiệm. Mấy chục năm qua, nền giáo dục Việt Nam vẫn vận hành theo hướng thi gì học nấy, các kỳ thi mang đậm tính chất “trả bài” - học sinh nghe thầy cô giảng, ghi chép lại, học thuộc, và “trả” lại cho thầy cô những lời của thầy cô, “trả” càng đúng, càng đủ bao nhiêu, điểm càng cao bấy nhiêu - và đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng dạy và học theo văn mẫu cùng hiện tượng học tủ, học vẹt.

Khi chương trình GDPT 2018 được áp dụng, các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa chỉ là ngữ liệu để giáo viên giúp các em hình thành kỹ năng, năng lực tư duy thay vì cung cấp chuẩn kiến thức phục vụ thi cử như trước đây. Đây là một hướng đi tích cực, mới mẻ, cập nhật xu hướng của giáo dục hiện đại, nhưng cũng sẽ là thách thức không nhỏ với cả thầy và trò trong quá trình dạy và học. 

Hướng đi đó cần một lộ trình để thay đổi và phù hợp, và vì thế, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ đánh dấu một bước thử nghiệm đầu tiên để điều chỉnh và hoàn thiện.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học tăng ở nhiều khối xét tuyển
Chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học tăng ở nhiều khối xét tuyển

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, điểm chuẩn đại học năm nay có xu hướng tăng so với năm trước.

Chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học tăng ở nhiều khối xét tuyển

Chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học tăng ở nhiều khối xét tuyển

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, điểm chuẩn đại học năm nay có xu hướng tăng so với năm trước.

Vì sao TP.HCM không có điểm 10 tốt nghiệp môn Ngữ văn?
Vì sao TP.HCM không có điểm 10 tốt nghiệp môn Ngữ văn?

VOV.VN - TP.HCM nhiều năm nay không có điểm 10 kỳ thi tốt nghiệp môn Ngữ văn, dù nhiều em học khá tốt môn này. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có ý kiến giải thích về vấn đề trên.

Vì sao TP.HCM không có điểm 10 tốt nghiệp môn Ngữ văn?

Vì sao TP.HCM không có điểm 10 tốt nghiệp môn Ngữ văn?

VOV.VN - TP.HCM nhiều năm nay không có điểm 10 kỳ thi tốt nghiệp môn Ngữ văn, dù nhiều em học khá tốt môn này. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có ý kiến giải thích về vấn đề trên.

Tình trạng “ngồi nhầm lớp” vì sao tiếp diễn?
Tình trạng “ngồi nhầm lớp” vì sao tiếp diễn?

VOV.VN - Sáng nay (18/7), kỳ họp thứ 24 của HĐND tỉnh Bình Thuận, khóa XI tiếp tục diễn ra với phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Sau khi nghe Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Bình Thuận Nguyễn Thị Toàn Thắng trả lời, nhiều ý kiến đặt vấn đề về tình trạng “ngồi nhầm lớp” đang xảy ra tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tình trạng “ngồi nhầm lớp” vì sao tiếp diễn?

Tình trạng “ngồi nhầm lớp” vì sao tiếp diễn?

VOV.VN - Sáng nay (18/7), kỳ họp thứ 24 của HĐND tỉnh Bình Thuận, khóa XI tiếp tục diễn ra với phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Sau khi nghe Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Bình Thuận Nguyễn Thị Toàn Thắng trả lời, nhiều ý kiến đặt vấn đề về tình trạng “ngồi nhầm lớp” đang xảy ra tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.