Cô giáo giỏi người Chăm đem niềm đam mê hóa học đến với học trò

VOV.VN - Gần 20 năm đứng trên bục giảng cô Đạo Thị Thanh Du luôn cố gắng truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức để các em tiếp thu bài và hiểu bài nhanh nhất, việc này cũng là thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Tốt nghiệp Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, năm 2004 cô giáo Đạo Thị Thanh Du về công tác tại Trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. 

Hóa học được xem là môn học khó, khô khan. Để tạo sự hấp dẫn, cuốn hút học sinh là một thử thách lớn đối với giáo viên bộ môn này. Thế nhưng, bằng tình yêu nghề và luôn đổi mới phương pháp giảng dạy nên cô giáo Đạo Thị Thanh Du đã mang đến cho học sinh những giờ học môn Hóa thật sự hấp dẫn và bổ ích. Trong mỗi tiết học, các câu hỏi cô Du đưa ra luôn được các em học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, tạo nên không khí sôi nổi.

Em Tài Diệu Nữ Hoàng Cầm – lớp 12A5, Trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận nói: "Cô Du dạy học sinh rất là nhiệt tình, rất dễ hiểu vì cô giảng dạy từng chi tiết. Bạn nào không hiểu thì hỏi, cô Du sẽ giảng dạy lại từ đầu. Cảm thấy cô Du là một giáo viên rất nhiệt tình và tuyệt vời".

Thầy Hứa Đại Khoa, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận cho biết, mặc dù không làm chủ nhiệm lớp nhưng với sự quan tâm và yêu thương học trò, cô giáo Thanh Du luôn thân mật, gần gũi và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh. Đối với những bài tập khó, cô hướng dẫn tận tình, làm sao cho các em tiếp thu bài và hiểu bài một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó, cô còn dành thời gian bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu về Hóa để tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Nhờ vậy, Trường THPT Tôn Đức Thắng luôn có học sinh giỏi môn Hóa cấp huyện và cấp tỉnh nhiều năm liền.

"Cô Du là một giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Là một giáo viên Chăm có nhiều đóng góp cho nhà trường và là giáo viên Giỏi việc nước, Đảm việc nhà. 10 năm qua, cô luôn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, thường xuyên sáng tạo, nghiên cứu nhiều phương pháp giảng dạy, giúp tiết học trở nên sinh động và giúp học sinh tập trung học môn Hóa hơn", thầy Hứa Đại Khoa chia sẻ.

Tuy được đánh giá là giáo viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức vững vàng, nhưng bản thân cô giáo Đạo Thị Thanh Du chưa bao giờ cảm thấy hài lòng với bản thân. Cô luôn kiên trì, nỗ lực tìm tòi phương pháp giảng dạy mới sinh động và có hiệu quả để vận dụng vào việc giảng dạy. Với cô, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ giúp thu hút các em vào bài giảng của mình hơn. 5 năm qua, cô Đạo Thị Thanh Du đã có những đề tài sáng kiến được đánh giá cao, như: sáng kiến “Gây hứng thú cho học sinh bằng câu hỏi và bài tập đa dạng trong hoạt động nhóm”, “Hiệu quả từ việc áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong bài thực hành hóa tại trường THPT Tôn Đức Thắng”.

Cô Đạo Thị Thanh Du – Giáo viên Trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Ninh Hải chia sẻ: "Môn Hóa là môn học khó. Trong quá trình học, học sinh khó nắm bắt và nhớ nội dung. Nếu không lý luận được thì không làm bài tập được, dễ chọn đáp án sai. Vì vậy, trong quá trình dạy học, tôi luôn cố gắng sử dụng các trò chơi hay hình thức học nhóm trao đổi với nhau để cho học sinh tự làm bài, tự học. Tôi thường dạy lớp 12, học sinh phải ôn thi tốt nghiệp, tôi cố gắng truyền đạt kiến thức để các em hiểu, nhờ vậy mà kết quả thi môn hóa học luôn đạt kết quả cao".

Với những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi, cô giáo Đạo Thị Thanh Du đã được nhà trường và ngành giáo dục tỉnh Ninh Thuận tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Vừa qua, cô được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2018-2019 đến năm học 2021-2022, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây vừa là vinh dự, tự hào, vừa là động lực để cô tiếp tục phấn đấu và làm tốt hơn công tác trồng người trong thời gian tới. Cô giáo Đạo Thị Thanh Du, là gương điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là những đóng góp cho ngành giáo dục của địa phương, là minh chứng sống góp phần triển khai có hiệu quả nội dung "Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín", thuộc Dự án 10, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đòng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 800 học sinh vùng khó hào hứng tham gia dự án “Đến trường An toàn”
Hơn 800 học sinh vùng khó hào hứng tham gia dự án “Đến trường An toàn”

VOV.VN - Hôm nay 14/11, Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIP) và Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai và các đối tác, phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2023-2024 tại trường Tiểu học Hà Bầu, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa.

Hơn 800 học sinh vùng khó hào hứng tham gia dự án “Đến trường An toàn”

Hơn 800 học sinh vùng khó hào hứng tham gia dự án “Đến trường An toàn”

VOV.VN - Hôm nay 14/11, Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIP) và Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai và các đối tác, phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2023-2024 tại trường Tiểu học Hà Bầu, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa.

Lớp học đặc biệt nơi rẻo cao
Lớp học đặc biệt nơi rẻo cao

VOV.VN - Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ thuộc chương trình Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã mở lớp xóa mù chữ tại 2 xã Chiềng Ân và Ngọc Chiến với khoảng 100 học viên nữ.

Lớp học đặc biệt nơi rẻo cao

Lớp học đặc biệt nơi rẻo cao

VOV.VN - Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ thuộc chương trình Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã mở lớp xóa mù chữ tại 2 xã Chiềng Ân và Ngọc Chiến với khoảng 100 học viên nữ.