Cơn bão truyền thông đang “quét” qua Việt Nam

VOV.VN -Cơn bão truyền thông đang “quét” qua Việt Nam đúng như nhận định của PRWeek Asia: Việt Nam là một ngôi sao PR đang lên ở châu Á.

Trang tin tức PRWeek Asia đưa tin, Việt Nam với dân số 91 triệu, trong đó có tới 33% sinh sống ở thành thị với thu nhập bình quần đầu người là 2.052 (hơn 40 triệu đồng/năm). Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2%, và tuổi thọ trung bình của người dân là 76.

Đây là các con số mang đầy hàm ý về nhu cầu tiêu dùng và mức sống đang tăng lên ở Việt Nam – quốc gia được ví như ngôi sang đang lên ở châu Á.

Theo PRWeek Asia, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi, thu hút nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, và tăng trưởng GDP đạt mức 6,4% trong quý II năm 2015. Ngành công nghiệp và xây dựng có tác động rất lớn tới tăng trưởng kinh tế và thị trường bán lẻ tại Việt Nam trong nửa đầu năm nay.

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: PRWeek Asia)

Coi Facebook như cơm bữa

PRWeek Asia cũng cho rằng truyền thông ở Việt Nam đang nở rộ, đặc biệt là sự lan truyền của các trang mạng xã hội như Facebook và Google. Một bộ phận thanh niên ở Việt Nam coi Facebook như cơm ăn nước uống hàng ngày, thậm chí mạng xã hội còn là một nguồn tin đa dạng cho họ, lấn át cả các cơ quan truyền thông chính thống của nhà nước.

Sự gia tăng ảnh hưởng của mạng xã hội khiến cho người dân Việt Nam dành thời gian ít hơn cho các phương tiện báo chí truyền thống như phát thanh, truyền hình, và tạp chí. Theo khảo sát, thời gian xem TV trung bình của người dân giảm từ 134 phút/ngày năm 2010 xuống còn 108 phút/ngày vào năm ngoái. Trong khi đó, thời gian lướt mạng Internet tăng từ 84 phút vọt lên 310 phút/ngày. Trên thực tế, tỉ lệ truy cập Internet từ điện thoại cầm tay ở Việt Nam cũng đang gia tăng.

Theo “mốt” kỹ thuật số

Simon Kemp, đối tác quản lý khu vực châu Á của tổ chức “We Are Social”, cho rằng “mốt” kỹ thuật số đang thịnh hành ở Việt Nam, và ngày càng nhiều người Việt dùng điện thoại để giao tiếp hằng ngày.

Ngoài phương thức truyền thống là máy tính, có khoảng 87% người dân Việt Nam tiếp cận với mạng xã hội bằng điện thoại di động. Thời gian mọi người gặp gỡ trực tiếp để chuyện trò đang giảm dần, thay vào đó là giao tiếp trực tuyến bằng điện thoại thông qua Viber và các ứng dụng của mạng xã hội như Facebook và Twitter. Bên cạnh việc chia sẻ thông tin, hình ảnh về các hoạt động cá nhân, người dùng Facebook còn chia sẻ các nguồn thông tin mà họ biết.

PRWeek Asia nhận định, dân số Việt khá trẻ, khoảng 50% dưới tuổi 25, vì thế xu hướng phát triển truyền thông sẽ rất mạnh mẽ ở quốc gia này mặc dù khái niệm PR (truyền thông) vẫn chưa trở nên phổ biến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mua sắm trực tuyến bùng nổ tại châu Á
Mua sắm trực tuyến bùng nổ tại châu Á

VOV.VN -Theo khảo sát của CBRE, mua sắm trực tuyến đã vượt qua mua sắm truyền thống để trở thành hình thức mua sắm phổ biến nhất tại thị trường châu Á.

Mua sắm trực tuyến bùng nổ tại châu Á

Mua sắm trực tuyến bùng nổ tại châu Á

VOV.VN -Theo khảo sát của CBRE, mua sắm trực tuyến đã vượt qua mua sắm truyền thống để trở thành hình thức mua sắm phổ biến nhất tại thị trường châu Á.