Công bố 6 phân vùng có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao ở Điện Biên

VOV.VN -Điện Biên công bố bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá, xác định rõ 6 địa bàn huyện, thị xã, thành phố và 59 xã có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao

Dựa trên điều tra, đánh giá, phân vùng cảnh báo của Viện khoa học địa chất và khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Điện Biên vừa công bố bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá, xác định rõ 6 địa bàn huyện, thị xã, thành phố và 59 xã trên địa bàn tỉnh có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao.

Các phân vùng được cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá rất cao của tỉnh Điện Biên.

Theo đó, lớp bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá vừa công bố của tỉnh Điện Biên được phân chia thành 5 cấp nguy cơ, tương ứng với 5 mức độ nhạy cảm với trượt lở đất đá khác nhau.

Từ đó xác định các vùng địa bàn được cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá rất cao của tỉnh Điện Biên gồm: huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ và Thị xã Mường Lay, với tổng diện tích vùng có nguy cơ trượt lở đất đá chiếm tỷ lệ khoảng 23% diện tích tự nhiên. Ngoài ra cũng xác định rõ 4 địa bàn thường xuyên xảy ra trượt lở đất đá cao khác là: Mường Ảng, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ. Trong tổng số 130 xã phường của tỉnh Điện Biên hiện nay, lớp bản đồ này cũng xác định rõ 59 xã có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao, 33 xã nguy cơ trượt lở đất đá cao và 20 xã có nguy cơ trượt lở đất đá trung bình, thấp và rất thấp..

Riêng đối với 59 xã có nguy cơ trượt lở đất đá rất cao được cảnh báo là không thể sinh sống được, tỉnh cần có phương án di dời ngay dân cư và có biện pháp phòng  chống đối với các công trình nhà nước khác đang bị đe dọa.

Đây là các khu vực được cảnh báo không thể sinh sống được, cần có phương án di dời ngay dân cư và có biện pháp phòng chống đối với các công trình nhà nước khác đang bị đe dọa.

Còn đối với các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá khác có thể sinh sống, tùy theo điều kiện sẽ không xây dựng công trình mới, hoặc nếu xây mới sẽ cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng chống giảm thiểu tối đa thiệt hại và chú ý các giải pháp phòng tránh lâu dài, đảm bảo cho nhân dân và chính quyền địa phương có thể lồng ghép các phương án chuẩn bị kế hoạch và biện pháp phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai trượt lở đất đá gây ra./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sạt lở kinh hoàng kéo 2 công nhân cùng máy xúc xuống vực sâu trăm mét
Sạt lở kinh hoàng kéo 2 công nhân cùng máy xúc xuống vực sâu trăm mét

VOV.VN -Khi đang hót sạt sụt, tại địa phận xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, Lai Châu, 2 công nhân cùng 2 máy xúc bất ngờ bị đất đá trên ta luy dương sạt, đẩy xuống vực

Sạt lở kinh hoàng kéo 2 công nhân cùng máy xúc xuống vực sâu trăm mét

Sạt lở kinh hoàng kéo 2 công nhân cùng máy xúc xuống vực sâu trăm mét

VOV.VN -Khi đang hót sạt sụt, tại địa phận xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, Lai Châu, 2 công nhân cùng 2 máy xúc bất ngờ bị đất đá trên ta luy dương sạt, đẩy xuống vực

Ảnh: Sạt lở khủng khiếp ở Lai Châu, người dân dầm mưa chờ được về nhà
Ảnh: Sạt lở khủng khiếp ở Lai Châu, người dân dầm mưa chờ được về nhà

VOV.VN - Đất đá sạt lở vùi lấp không thể tiếp tục di chuyển, nhiều người bị kẹt lại QL4D (xã Sơn Bình, Tam Đường, Lai Châu) khi trên đường trở về TP.Lai Châu.

Ảnh: Sạt lở khủng khiếp ở Lai Châu, người dân dầm mưa chờ được về nhà

Ảnh: Sạt lở khủng khiếp ở Lai Châu, người dân dầm mưa chờ được về nhà

VOV.VN - Đất đá sạt lở vùi lấp không thể tiếp tục di chuyển, nhiều người bị kẹt lại QL4D (xã Sơn Bình, Tam Đường, Lai Châu) khi trên đường trở về TP.Lai Châu.