Cuộc sống mới của người Si La ở Mường Tè

VOV.VN - Cùng với chính sách hỗ trợ tái định cư thủy điện Lai Châu, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số rất ít người của Chính phủ triển khai những năm qua đã có tác động tích cực đến đời sống của đồng bào Si La.

Đồng bào dân tộc Si La sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đây là một trong 4 dân tộc ít người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân số chưa đến 1.000 người. Có những giai đoạn, đồng bào Si La nơi đây từng đứng trước nguy cơ biến mất khỏi bản đồ dân số Việt Nam khi đói nghèo, lạc hậu và quan hệ hôn nhân cận huyết đeo bám. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách đặc thù, nhất là sau khi thực hiện dự án tái định cư Thủy điện Lai Châu, đời sống của đồng bào Si La đã được nâng lên, bản làng đổi thay từng ngày.

 Bản Xì Thâu Chải, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu trước đây là nhưng ngôi nhà lụp xụp, nấp mình dưới tán rừng già ở bên kia sông Đà. Do chia cắt về địa lý, địa hình đồi núi dốc, nên bà con ở bản gần như sống biệt lập với xã hội bên ngoài. Đói nghèo, cùng một số hủ tục lạc hậu, trong đó có quan hệ hôn nhân cận huyết thống, khiến dân số người Si La có thời điểm giảm mạnh.

Thực hiện chính sách tái định cư thủy điện Lai Châu và một số chính sách đặc thù của Đảng và nhà nước, đồng bào Si La ở bản Xì Thâu Chải đã được hỗ trợ di chuyển sang bên này sông Đà, gần tỉnh lộ 127 để lập bản. 

Ông Hù Chà Sơn, Trưởng bản Xì Thâu Chải cho biết, ở bản mới cái gì cũng tốt hơn. Ngoài có nhà ở kiên cố, có ruộng nương sản xuất, bà con còn được gần trạm y tế, con em được đi học gần nhà... Đến nay, đường nội bản đã được bê tông hóa, 100% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia và nước sạch; trên 90% các hộ dân có tivi, xe máy...

"Từ khi chuyển về nơi tái định cư mới thì được nhà nước hỗ trợ một số cây con giống như cây xoài, cây quế, cây sa nhân tím, được nhà nước hỗ trợ thêm cả giống bò. Nhờ vậy mà cuộc sống kinh tế của bà con hiện tại ổn định hơn. Nói chung là có nguồn thu nhập ổn định để bà con chi trả cho cuộc sống", ông Sơn cho biết.

Cùng với chính sách hỗ trợ tái định cư thủy điện Lai Châu, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số rất ít người của Chính phủ triển khai những năm qua cũng đã có tác động tích cực đến đời sống của đồng bào Si La. Theo thống kê của chính quyền địa phương, giai đoạn 2018 – 2020, bà con hai bản người Si La là Xì Thâu Chải và Seo Hai (huyện Mường Tè) đã được hỗ trợ gần 100 con bò giống, trồng trên 90ha sa nhân tím và nhiều ha cây ăn quả như: xoài, bưởi da xanh... để phát triển kinh tế.

Ông Pờ Chà Dú, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Can Hồ, huyện Mường Tè cho biết, cùng với đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Si La cũng có nhiều thay đổi. Nhiều lễ hội và nét đẹp văn hóa truyền thống của bà con bị mai một từ lâu, nay đã được nghiên cứu, phục dựng. Bản nào bây giờ cũng có đội văn nghệ và bà con thường tổ chức múa, hát trong những dịp lễ, tết hoặc khi bản có sự kiện vui: "Khi chuyển lên tái định cư mới chỗ ở có lô, có khoảnh phù hợp với nông thôn mới. Nhà cửa của bà con khang trang hơn, đi lại thuận tiện hơn. Từ đó nhân dân chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trâu, nuôi bò, nuôi lợn, nuôi gà. Dự án Si La cũng cấp bò, từ khi cấp đến nay thì đã có con sinh sản rồi. Nhờ đó kinh tế bà con ổn định hơn, phát triển nhiều hơn".

Bản làng người Si La ở Lai Châu hôm nay đã thực sự khoác lên mình tấm áo mới tươi đẹp hơn. Ơn Đảng, ơn Chính phủ, bà con đang cùng các dân tộc trên địa bàn đoàn kết, xây dựng bản làng, quê hương Lai Châu - miền đất "phên dậu" phía Tây Bắc của Tổ quốc ngày càng phát triển giàu mạnh hơn./.                                                                         

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự án tái định cư Cây Lim: Gần 20 năm, người dân vẫn phải đi dùng nhờ điện, nước
Dự án tái định cư Cây Lim: Gần 20 năm, người dân vẫn phải đi dùng nhờ điện, nước

VOV.VN - Dự án tái định cư Cây Lim được xây dựng từ năm 2003 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng, đến nay đã gần 20 năm, nhưng người dân vẫn phải đi dùng nhờ điện, nước...

Dự án tái định cư Cây Lim: Gần 20 năm, người dân vẫn phải đi dùng nhờ điện, nước

Dự án tái định cư Cây Lim: Gần 20 năm, người dân vẫn phải đi dùng nhờ điện, nước

VOV.VN - Dự án tái định cư Cây Lim được xây dựng từ năm 2003 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng, đến nay đã gần 20 năm, nhưng người dân vẫn phải đi dùng nhờ điện, nước...

Mùa Xuân đầu tiên ở khu tái định cư người dân Thượng Thành, Huế
Mùa Xuân đầu tiên ở khu tái định cư người dân Thượng Thành, Huế

VOV.VN - Sau hàng chục năm trời ‘sống bám” trên di tích Kinh Thành Huế, đây là cái Tết đầu tiên họ được ở trong ngôi nhà mới, thắp sáng hy vọng về một tương lai tươi mới.

Mùa Xuân đầu tiên ở khu tái định cư người dân Thượng Thành, Huế

Mùa Xuân đầu tiên ở khu tái định cư người dân Thượng Thành, Huế

VOV.VN - Sau hàng chục năm trời ‘sống bám” trên di tích Kinh Thành Huế, đây là cái Tết đầu tiên họ được ở trong ngôi nhà mới, thắp sáng hy vọng về một tương lai tươi mới.

Đà Nẵng ứng tiền cho dân vay trả nợ tiền đất tái định cư
Đà Nẵng ứng tiền cho dân vay trả nợ tiền đất tái định cư

VOV.VN - Lãi suất của món vay này chỉ 4,8%/năm trong thời hạn 10 năm và hiện đã có gần 2.800 hộ đã trả được nợ với số tiền hơn 330 tỷ đồng.

Đà Nẵng ứng tiền cho dân vay trả nợ tiền đất tái định cư

Đà Nẵng ứng tiền cho dân vay trả nợ tiền đất tái định cư

VOV.VN - Lãi suất của món vay này chỉ 4,8%/năm trong thời hạn 10 năm và hiện đã có gần 2.800 hộ đã trả được nợ với số tiền hơn 330 tỷ đồng.