Đại học Hạ Long: Ngôi nhà của tình hữu nghị Việt - Lào

VOV.VN - Bên cạnh nhiệm vụ đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh và khu vực lân cận, Trường ĐH Hạ Long (Quảng Ninh) đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác đào tạo sinh viên quốc tế, đặc biệt là lưu học sinh Lào.

Trường ĐH Hạ Long (Quảng Ninh) hiện có 117 lưu học sinh Lào đang học tập tại trường, trong đó khoảng một nửa học tiếng Việt, số còn lại học các chuyên ngành đào tạo của nhà trường và được xếp chung lớp với các sinh viên Việt Nam.

"Số sinh viên Lào theo học ở trường ĐH Hạ Long được đánh giá rất có ý thức trong việc chấp hành nội quy, quy định của nhà trường. Tập thể nhà trường coi các em như những người thân của mình. Đặc biệt, trong dịch bệnh Covid-19, chúng tôi đã tập trung giữ an toàn tuyệt đối cho sinh viên Lào. Đó là một điều mà chúng tôi đánh giá thành công nhất trong thời gian qua"- ông Trần Trung Vỹ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hạ Long cho biết. 

Hàng năm, tỉ lệ xếp loại học lực khá, giỏi của các bạn sinh viên Lào thường đạt hơn 50%. Đây là nỗ lực rất lớn của các bạn khi vừa phải trau dồi tiếng Việt, vừa phải hoàn thành chương trình học chuyên môn.

Cô giáo Hà Ngọc Yến, giảng viên bộ môn Ngữ văn và Tiếng Việt cho người nước ngoài (Khoa Sư phạm, trường ĐH Hạ Long) chia sẻ: "Khi tiếp xúc với một ngoại ngữ, không một ngoại ngữ nào có thể nói một cách dễ dàng được. Tôi vẫn luôn nói với học sinh, sinh viên rằng quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ chính là ý thức. Trong quá trình học tập tôi thấy nếu như chúng ta biết cách tạo ra sức hút, sự chú ý hay đặt ra những quy định... các bạn học sinh Lào tiến bộ rất nhanh, rất tốt". 

Trong quá trình học tập, sinh sống tại trường ĐH Hạ Long, ngoài việc học tập, trau dồi kiến thức, các sinh viên Lào và sinh viên Việt Nam có nhiều hoạt động ý nghĩa để tăng cường mối quan hệ giữa sinh viên hai nước như các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao...

"Trong thời gian đầu sang Việt Nam, tất cả lưu học sinh Lào đều thấy bỡ ngỡ. Nhưng nhờ sự chăm sóc, giúp đỡ của các thầy cô, anh chị khóa trước chúng em dần thích nghi với môi trường sống và học tập. Việt Nam và Lào có mối quan hệ thân thiết và em sẽ cố gắng học tập tốt, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam sang Lào cũng văn hóa của Lào đến Việt Nam"- Phet Bouavanheuang, sinh viên năm thứ 4 Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, trường ĐH Hạ Long xúc động.         

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh và thỏa thuận được ký giữa tỉnh Quảng Ninh với 3 tỉnh Bắc Lào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao; 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, năm nay ĐH Hạ Long sẽ tiếp nhận lưu học sinh Lào với số lượng tăng gấp đôi năm học 2021 - 2022. Trong quá trình đào tạo, Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện học tập và sinh hoạt cho các em lưu học sinh Lào; tiếp tục là một trong những minh chứng sống động cho mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, thủy chung trong sáng giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thành lập trường Đại học Hạ Long
Thành lập trường Đại học Hạ Long

VOV.VN - Trường Đại học Hạ Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật- Du lịch Hạ Long và trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh.

Thành lập trường Đại học Hạ Long

Thành lập trường Đại học Hạ Long

VOV.VN - Trường Đại học Hạ Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật- Du lịch Hạ Long và trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ninh.

60 năm quan hệ Việt-Lào: Nghĩa tình sắt son bên dòng sông Mã
60 năm quan hệ Việt-Lào: Nghĩa tình sắt son bên dòng sông Mã

VOV.VN - Bên dòng sông Mã nên thơ, “mối tình sắt son mấy nghìn năm thắm sâu đất Việt - Lào”, cũng như tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai huyện Sông Mã (Sơn La, Việt Nam) và Mường Ét (Hủa Phăn, Lào) được vun đắp từng ngày.

60 năm quan hệ Việt-Lào: Nghĩa tình sắt son bên dòng sông Mã

60 năm quan hệ Việt-Lào: Nghĩa tình sắt son bên dòng sông Mã

VOV.VN - Bên dòng sông Mã nên thơ, “mối tình sắt son mấy nghìn năm thắm sâu đất Việt - Lào”, cũng như tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai huyện Sông Mã (Sơn La, Việt Nam) và Mường Ét (Hủa Phăn, Lào) được vun đắp từng ngày.