Đắk Nông: Học sinh phải đóng tiền hỗ trợ kỳ thi THPT Quốc gia?

VOV.VN - Nhiều học sinh lớp 12 tại trường THPT Phan Chu Trinh (Cư Jút, Đắk Nông)  phải đóng 100.000 đồng để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT QG 2018.

Theo lý giải của Ban giám hiệu nhà trường, đây là số tiền dùng để phục vụ học sinh trong 4 ngày thi, còn Hội phụ huynh học sinh thì cho biết, số tiền này chủ yếu dùng để “hỗ trợ” cho giám thị coi thi.

Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đang cận kề.

Nhiều học sinh học lớp 12 tại trường THPT Phan Chu Trinh, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho biết, vào trước ngày thi học kỳ II, giáo viên chủ nhiệm phổ biến với cả lớp là mỗi học sinh phải đóng 100.000 đồng để hỗ trợ cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Sau đó, vào buổi họp phụ huynh cuối năm, cô giáo đã thông báo thông tin này lại một lần nữa.

Do hiểu rằng, đây là số tiền chính đáng và mong muốn con em của mình có một kì thi diễn ra suôn sẻ, nên không phụ huynh nào có ý kiến. Trước khi kết thúc năm học, giáo viên có thông báo với học sinh, mọi năm đều có khoản này, năm nay nhà trường thống nhất thu mỗi em 100.000 đồng; nhiều phụ huynh đã đóng tiền ngay trong buổi họp. Các giáo viên cũng giải thích, đây là tiền nước uống cho thầy cô giáo coi thi tốt nghiệp THPT.
Một học sinh lớp 12, trường THPT Phan Chu Trinh cho biết: “Hôm đó ba mẹ của em không đi họp phụ huynh nên không thu tiền được, hôm sau có vài người trong ban phụ huynh tìm tới ba mẹ em để thu tiền. Ba mẹ em hỏi ý kiến em trước là có đóng hay không, và cũng nói với mọi người là chưa đóng để em về rồi tính. Trường đưa ra như vậy nên em nghĩ đó là bắt buộc vì không thấy ai nói rằng đây là khoản tự nguyện, không đưa ra trên tinh thần tự nguyện thì em hiểu là bắt buộc”.
Ông Trương Bình Tiến, Hội trưởng hội phụ huynh Trường THPT Phan Chu Trinh cho biết, những năm trước, học sinh ở đây phải đi thi ở các địa phương khác, chi phí đi cũng phải mất vài triệu đồng. Nhưng hai năm nay, học sinh được thi tại địa phương, nên rất thuận lợi, tiết kiệm.
Về khoản thu này, là do hội phụ huynh thống nhất đề ra, trên tinh thần tự nguyện, đồng thời nhờ 8 giáo viên chủ nhiệm thu hộ, gần đến ngày thi mới tổng kết lại. Số tiền này một phần sẽ để phục vụ cho các em, một phần để mời giám thị ăn bữa cơm.
Ông Trương Bình Tiến nói: “Đây là đóng tiền trên tinh thần tự nguyện. Năm nào cũng vậy, năm ngoái chỉ đóng góp 50.000 đồng, cuối cùng cũng chỉ đóng được khoảng 60 đến 70%. Thực sự tiền này cũng chỉ là hỗ trợ nước non phụ họa. Thi chỉ có mấy ngày, buổi thi đầu tiên, chúng tôi cũng thay mặt hội phụ huynh, thay mặt cho 340 em học sinh chào các thầy cô, xin phép mời các thầy cô”.
Còn bà Trần Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Chu Trinh cho biết, do kinh phí nhà trường hạn hẹp, nên để kỳ thi diễn ra tốt đẹp, phục vụ cho học sinh tốt nhất, nhà trường đã bàn bạc với phụ huynh về khoản tiền này, đề nghị được hỗ trợ.
Năm nay, tại trường đặt một hội đồng thi, số lượng học sinh của trường là đông nhất, trường có trách nhiệm rà soát, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, bàn ghế, ánh sáng, kể cả bút viết, nước uống cho các em có một kỳ thi tốt nhất.
Bà Trần Thị Hiền cho hay: “Bên Hội phụ huynh đứng ra thu tiền, mình cũng có định hướng như nước cho học sinh từng ngày, lao công quét dọn, trông xe cho học sinh, mua bút viết cho học sinh khi các em làm rơi dọc đường hay có trục trặc. Nếu như các em nhà xa, điều kiện khó khăn, hội phụ huynh cũng dự kiến tìm nơi ăn chốn ở để hỗ trợ cho các em để các em có kết quả cao nhất”.
Việc thu tiền với tên gọi là “hỗ trợ kỳ thi THPT quốc gia” ở huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông đã diễn ra từ năm ngoái. Năm nay, một số trường tiếp tục có chủ trương thu mỗi học sinh từ 50.000 đến 200.000 đồng, cá biệt có trường đề xuất thu mỗi học sinh 500.000 đồng. Một số trường do hội phụ huynh thu theo tinh thần tự nguyện đóng góp, một số trường thì giáo viên phối hợp với hội phụ huynh cùng thu.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông khẳng định, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh dự thi không phải nộp bất cứ khoản tiền nào để hỗ trợ kỳ thi. Vì vậy, thanh tra Sở sẽ đi kiểm tra, xác minh thông tin một số trường thu tiền của học sinh trái với quy định. Nếu có, sẽ bắt buộc các trường dừng việc thu này và trả lại tiền cho phụ huynh và học sinh.
Ông Trần Thanh Hải khẳng định: “Chúng tôi sẽ có văn bản trực tiếp chỉ đạo ngừng việc này. Nếu trường nào đã thu sẽ phải trả ngay cho học trò, cho phụ huynh, chúng tôi cũng sẽ đi kiểm tra xem thực tế diễn ra như thế nào, sẽ bố trí đoàn thanh tra đi, đó là hướng giải quyết của sở. Tuyệt đối không được thu một khoản nào đối với kì thi THPT Quốc gia”.
Như vậy, việc thu tiền với tên gọi là “hỗ trợ kỳ thi THPT quốc gia” ở huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông từ năm ngoái đến nay là hoàn toàn trái với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngành chức năng tỉnh Đắk Nông cần tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời, nhằm hạn chế sự tốn kém không cần thiết cho phụ huynh học sinh, đồng thời ngăn chặn những tiêu cực phát sinh khi kỳ thi THPT quốc gia đã cận kề./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đưa hoạt động trải nghiệm vào trường học liệu có xảy ra lạm thu?
Đưa hoạt động trải nghiệm vào trường học liệu có xảy ra lạm thu?

VOV.VN -Dư luận cho rằng, khi hoạt động trải nghiệm được đưa vào trong trường học thì sẽ phát sinh các khoản chi phí nên dễ xảy ra tình trạng lạm thu.

Đưa hoạt động trải nghiệm vào trường học liệu có xảy ra lạm thu?

Đưa hoạt động trải nghiệm vào trường học liệu có xảy ra lạm thu?

VOV.VN -Dư luận cho rằng, khi hoạt động trải nghiệm được đưa vào trong trường học thì sẽ phát sinh các khoản chi phí nên dễ xảy ra tình trạng lạm thu.

Đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” có thể dẫn đến lạm thu
Đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” có thể dẫn đến lạm thu

VOV.VN -Việc đổi từ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” có thể khiến các trường “lạm thu” và sinh viên phải đóng nhiều tiền.

Đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” có thể dẫn đến lạm thu

Đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” có thể dẫn đến lạm thu

VOV.VN -Việc đổi từ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” có thể khiến các trường “lạm thu” và sinh viên phải đóng nhiều tiền.

Lạm thu xã hội hóa giáo dục mầm non ở xã vùng 3, Gia Lai
Lạm thu xã hội hóa giáo dục mầm non ở xã vùng 3, Gia Lai

VOV.VN - Từ 2015, Trường Mẫu giáo Hoa Phượng, ở xã vùng 3 Ia O của huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã tiến hành thu tiền xã hội hóa 3 triệu đồng/học sinh/năm.

Lạm thu xã hội hóa giáo dục mầm non ở xã vùng 3, Gia Lai

Lạm thu xã hội hóa giáo dục mầm non ở xã vùng 3, Gia Lai

VOV.VN - Từ 2015, Trường Mẫu giáo Hoa Phượng, ở xã vùng 3 Ia O của huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã tiến hành thu tiền xã hội hóa 3 triệu đồng/học sinh/năm.

Gần 95.000 học sinh Hà Nội làm thủ tục dự thi lớp 10 công lập
Gần 95.000 học sinh Hà Nội làm thủ tục dự thi lớp 10 công lập

VOV.VN -Sáng nay (6/6), gần 95.000  học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội làm thủ tục dự thi lớp 10 THPT năm 2018.

Gần 95.000 học sinh Hà Nội làm thủ tục dự thi lớp 10 công lập

Gần 95.000 học sinh Hà Nội làm thủ tục dự thi lớp 10 công lập

VOV.VN -Sáng nay (6/6), gần 95.000  học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội làm thủ tục dự thi lớp 10 THPT năm 2018.