Đảm bảo chế độ chính sách với giáo viên vùng khó Sơn La

VOV.VN - Trước những kiến nghị về việc thực hiện chế độ chính sách với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn, chính quyền và các ngành chức năng ở Sơn La đã rà soát, đồng thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền có hướng dẫn cụ thể, tháo gỡ tồn tại, vướng mắc của các chế độ, chính sách.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và quy định nhiều chế độ, chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo, với nhiều hình thức ưu đãi, thu hút, hỗ trợ giúp đội ngũ nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác, gắn bó và cống hiến cho ngành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tại cơ sở, vẫn có những khó khăn, vướng mắc.

Vừa qua, giáo viên một số trường học trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, Sơn La đã phản ánh, kiến nghị về việc đề nghị được hưởng chế độ chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo các Nghị định của Chính phủ. Đối với việc thực hiện chính sách, ngày 16/11/2024, UBND huyện Quỳnh Nhai đã có báo cáo về việc không thực hiện giải quyết chế độ với giáo viên Trường Tiểu học và THCS Chiềng Khoang, Trường THCS Mường Giàng.

Theo UBND huyện Quỳnh Nhai, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Khoang, Trường THCS Mường Giàng đề nghị được hưởng chế độ chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không thuộc trường hợp được hưởng chế độ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ.

Lý do là huyện Quỳnh Nhai thoát nghèo từ 7/3/2018. Các giáo viên có tên trong đơn khi chuyển từ vùng đặc biệt khó khăn về các xã vùng I, vùng II đều trước thời điểm ngày 01/12/2019 (ngày Nghị định số 76/2019/NĐ-CP có hiệu lực); sau thời điểm 01/12/2019 đến nay đều được công tác tại các vùng thuận lợi (các xã vùng I, vùng II) của huyện Quỳnh Nhai, không có trường hợp nào hiện đang công tác tại các xã khu vực III.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La cho biết: Sở Nội vụ Sơn La đã tổ chức họp, làm việc với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Quỳnh Nhai, trên cơ sở các quy định của pháp luật và công văn chỉ đạo của Bộ Nội vụ về thực hiện chính sách đối với các xã thuộc vùng khó khăn sau khi có quyết định số 275 của Thủ tướng Chính phủ về việc các xã thoát nghèo; Sau khi trao đổi thống nhất, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát lại các đối tượng được hưởng chính sách đã thực hiện việc chi trả, đảm bảo nguyên tắc cán bộ, công chức, viên chức trên cùng một địa bàn sẽ được hưởng chính sách như nhau, công bằng, đúng quy định.

Về việc cùng dạy chung ở một địa bàn là huyện Quỳnh Nhai, nhưng một số giáo viên trường THPT Mường Giôn đã nhận được chế độ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết: Theo các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban Dân tộc... Trường THPT Mường Giôn có 16 giáo viên đang công tác tại trường, khi chuyển công tác khỏi trường có thời gian công tác tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (công tác tại xã Mường Giôn) đủ 10 năm trở lên để thực hiện chi trả chế độ trợ cấp chuyển vùng.

Cụ thể, trong tổng số 16 người, có 12 giáo viên có thời gian công tác liên tục tại xã Mường Giôn đặc biệt khó khăn từ 01/3/2011 đến hết năm 2020 (đủ 10 năm) theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 7/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Có 4 giáo viên có thời gian công tác liên tục tại xã Mường Giôn theo Quyết định số 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 05/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007 của Uỷ ban Dân tộc đến hết năm 2020 đủ 10 năm trở lên.

Qua rà soát của Sở Giáo dục và Đào tạo, báo cáo của Trường THPT Mường Giôn, căn cứ theo các quy định của Chính phủ, các trường hợp này đủ điều kiện để thực hiện chính sách trợ cấp một lần đối với viên chức (giáo viên) khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cũng cho biết việc triển khai chính sách với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn đang gặp những khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, theo Điểm a, khoản 3, Điều 2, Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định “Thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP… đến hết năm 2020”.

Khoản 3, Điều 2, Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định “Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13, Nghị định số 76/2019/NĐ-CP quy định: “Thời gian thực tế làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn)”.

Với các khó khăn, vướng mắc nêu trên, để việc chi trả trợ cấp một lần đối với viên chức (giáo viên) công tác tại vùng đặc biệt khó khăn của huyện Quỳnh Nhai khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đảm bảo đúng quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất UBND tỉnh Sơn La có văn bản đề nghị Chính phủ và Bộ Nội vụ xem xét, hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Mới đây, Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội, nhất là của 1,6 triệu nhà giáo. So với quy định hiện hành tại các luật liên quan, Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới, nhất là chính sách về tiền lương, phụ cấp, tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề, đặc biệt là với giáo viên miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một trường học ở Gia Lai nợ hơn 800 triệu đồng  phụ cấp cho giáo viên vùng khó khăn
Một trường học ở Gia Lai nợ hơn 800 triệu đồng phụ cấp cho giáo viên vùng khó khăn

VOV.VN - Đến nay, hàng chục giáo viên Trường THPT Pleime, ở xã Ia Ga, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai, vẫn chưa được chi trả tổng số tiền phụ cấp hơn 800 triệu đồng, là chế độ dành cho giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn.  

Một trường học ở Gia Lai nợ hơn 800 triệu đồng  phụ cấp cho giáo viên vùng khó khăn

Một trường học ở Gia Lai nợ hơn 800 triệu đồng phụ cấp cho giáo viên vùng khó khăn

VOV.VN - Đến nay, hàng chục giáo viên Trường THPT Pleime, ở xã Ia Ga, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai, vẫn chưa được chi trả tổng số tiền phụ cấp hơn 800 triệu đồng, là chế độ dành cho giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn.  

Bản lĩnh giáo viên vùng cao vượt qua khó khăn, bám nghề “gieo chữ”
Bản lĩnh giáo viên vùng cao vượt qua khó khăn, bám nghề “gieo chữ”

VOV.VN - Tìm sự thông cảm, gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học là công việc mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường.

Bản lĩnh giáo viên vùng cao vượt qua khó khăn, bám nghề “gieo chữ”

Bản lĩnh giáo viên vùng cao vượt qua khó khăn, bám nghề “gieo chữ”

VOV.VN - Tìm sự thông cảm, gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học là công việc mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường.

Tiền Giang khắc phục khó khăn về thiếu giáo viên để dạy tốt- học tốt
Tiền Giang khắc phục khó khăn về thiếu giáo viên để dạy tốt- học tốt

VOV.VN - Dù nhiều năm gần đây, tỉnh Tiền Giang đều bị thiếu giáo viên nhưng ngành giáo dục và đào tạo địa phương đã có nhiều nỗ lực, khắc phục khó khăn đảm bảo dạy tốt- học tốt.

Tiền Giang khắc phục khó khăn về thiếu giáo viên để dạy tốt- học tốt

Tiền Giang khắc phục khó khăn về thiếu giáo viên để dạy tốt- học tốt

VOV.VN - Dù nhiều năm gần đây, tỉnh Tiền Giang đều bị thiếu giáo viên nhưng ngành giáo dục và đào tạo địa phương đã có nhiều nỗ lực, khắc phục khó khăn đảm bảo dạy tốt- học tốt.